Con dâu về nhà chồng phải tuân theo mọi lễ nghi tập tục của nhà chồng mặc dầu có những vấn đề hoặc những điều khơng hợp với bản thân mình. Ngồi việc phải đưa mình vào khn phép, về mặt sinh hoạt con dâu luôn luôn phải thức khuya thu xếp mọi việc nhà và dậy sớm hơn tất cả mọi người trong nhà. Con dâu phải chăm lo cáng đáng tất cả mọi công việc lớn nhỏ trong nhà thuộc lĩnh vực phải làm của phụ nữ. Người con dâu còn bị tục lệ phong kiến ràng buộc chặt chẽ, phải chịu nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt của phong tục.
Nhìn chung, đám cưới của người Tày Hạ Lang (Cao Bằng) diễn ra dưới sự giúp đỡ nhiệt tình, có trách nhiệm của dịng họ hai bên và cả cộng đồng hàng xóm xung quanh. Đám cưới diễn ra với nhiều khâu đoạn khá chặt chẽ với những luật lệ quy tắc và đồ lễ lạt riêng khác nhau.
CHƯƠNG 3
NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG TỤC CƯỚI XIN CỦANGƯỜI TÀY Ở HẠ LANG – CAO BẰNG VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NGƯỜI TÀY Ở HẠ LANG – CAO BẰNG VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ 3.1. Những chuyển biến mới trong tổ chức cưới xin của người Tày Hạ Lang (Cao Bằng)
Trong cuộc sống mới hiện nay tục cưới xin của người Tày ở Hạ Lang – Cao Bằng có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc ở địa phương mình.
Trước đây, hơn nhân người Tày mang tính chất “mua bán” rõ rệt thơng qua việc thách cưới của nhà gái được đúc kết qua câu tục ngữ “nhình khai chài rử” có nghĩa là “gái bán trai mua”. Họ thường tổ chức hát lượn để thổ lộ tình cảm trong các phiên chợ, hội hè, có trường hợp nên vợ nên chồng nhưng hơn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn là hình thái chủ đạo.
Hiện nay tục cưới xin của người Tày ở Hạ Lang – Cao Bằng do du nhập và có sự giao thoa giữa các nền văn hoá đặc biệt là văn hố của người Kinh. Vì vậy mà tục cưới xin của người Tày có một số nét mới thay đổi so với tục cưới xin truyền thống.
Sinh ra và lớn lên ai cũng muốn có một mái ấm gia đình, tìm được người tương xứng phù hợp với mình để đi tới xây dựng hạnh phúc trăm năm. Nhưng đâu phải thời nào cũng vậy, trong xã hội phong kiến các đơi trai gái khơng có quyền tự do tìm hiểu u đương mà tất cả là do cha mẹ sắp đặt “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ”. Tất cả những phong tục tập quán, từ quan niệm đến lễ nghi trong hôn nhân đều chịu ảnh hưởng của nho giáo vô cùng hà khắc và nghiệt ngã. Vậy mà các đôi trai gái ngày xưa vẫn phải chịu đựng tuân theo. Bước sang thời kì đổi mới đất nước, xã hội phát triển con người cũng thay đổi theo. Bên cạnh những nét đẹp truyền thống được gìn giữ đồng bào Tày cũng có những thay đổi theo để phù hợp với xu thế của thời đại. Như các cụ già ngày nay thường nói đùa nhau với con cháu: anh chị bây giờ khác ngày xưa chúng tơi nhiều rồi, ngày xưa
chúng tơi làm gì được tìm hiểu nhau, khơng hợp nhau rồi lại bỏ như bây giờ, ngày xưa cứ cha mẹ bảo cưới chỉ có một cách duy nhất là gật đầu đồng ý.
Như vậy ta thấy rằng quan niệm trong hôn nhân của người Tày đã khác xưa rất nhiều. Bây giờ trong hơn nhân người Tày đã nghĩ “thống” hơn. Các đơi trai gái có nhiều dịp để gặp gỡ nhau nhiều hơn có thời gian tìm hiểu nhau hơn. Nếu cả chàng trai và cô gái trong suốt thời gian yêu nhau cảm thấy hợp nhau thì có thể đưa nhau về ra mắt hai bên gia đình thưa chuyện. Nhưng để được hai bên gia đình đồng ý cũng là cả một quãng đường dài. Người già ở Hạ Lang – Cao Bằng tuy có tư tưởng “ thoải mái ” hơn so với trước nhưng họ vẫn rất coi trọng việc xem tuổi của đơi trẻ, nếu khắc nhau thì khó có thể thuyết phục được cả hai bên gia đình. Người già quan niệm nếu tuổi của hai người khơng hợp nhau sau này sẽ khó ăn nên làm ra, khơng gặp may mắn thuận lợi trong cuộc sống. Do đó mà hai bên gia đình kịch liệt phản đối, những đơi như thế rất khó thành. Cịn những đơi hợp tuổi ưng ý các cụ thì việc tiến tới hơn nhân là điều rất dễ dàng. Lúc này cha mẹ đã đồng ý chỉ còn chờ xem ngày giờ để tiến hành lễ cưới.
Quan niệm thay đổi kéo theo những nghi lễ có liên quan cũng thay đổi theo. Ngày xưa vua Hùng gả con gái cũng cần phải có đồ sính lễ “ một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đơi ” người Tày trong xã hội phong kiến cũng u cầu địi hỏi phải có đầy đủ đồ thách cưới, đặc biệt là tiền thách cưới. Vì vậy nhà nghèo chưa chuẩn bị được đồ đạc tiền cưới thì khơng bao giờ mong cưới được vợ cho con. Nếu đồ và tiền thách cưới ít q thì lại bị mọi người chê cười là con gái nhà này khơng có giá, vì thế nên theo lệ cũ ai cũng thách cưới thật cao. Nhưng ngày nay tư tưởng ấy đã khơng cịn nữa. Chàng trai và cô gái yêu nhau được cha mẹ hai bên đồng ý, tức là họ cũng đã chấp nhận hồn cảnh của nhau. Do đó mà đồ thách cưới lúc này đặc biệt là tiền thách cưới tuỳ thuộc vào gia cảnh của chàng trai mà nhà gái thách to hay nhỏ. Nếu thách cưới thật to nhà trai phải đi vay mượn nhiều để đáp ứng đủ theo u cầu nhà gái thì sau ngày cưới đơi trẻ phải nai lưng ra để trả nợ. Hiểu được điều này và thương con gái nên gia đình nhà gái
thách cưới ít hơn vừa giản tiện lại vừa phù hợp với hồn cảnh đơi bên.
Độ tuổi mà đôi trai gái đi đến hôn nhân cũng thay đổi nhiều. Trước đây con gái từ 13 – 14 tuổi đã có người để ý, con trai cũng bắt đầu tìm hiểu các cơ gái trong bản. Vì theo quan niệm của dân ta “ gái thập tam nam thập lục” đến cái tuổi đó là có thể thành gia thất rồi. Do vậy mà các gia đình “mơn đăng hộ đối” tiến hành kết giao với nhau để con cái họ nên vợ nên chồng. Nếu để quá tuổi “ quá lứa ” các cơ gái coi như “ lỡ thì ”, mà theo quan niệm của người Tày có con gái lớn tuổi chưa đi lấy chồng là nhà khơng có phúc. Cịn các chàng trai nếu q tuổi thì sợ khơng kiếm được vợ như mong muốn. Do đó cứ đến tuổi này là các gia đình đã tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái họ. Còn bây giờ những quan niệm ấy khơng cịn nữa khơng có ai đi lấy chồng vào cái tuổi mà đáng lí ra cịn đang ngồi trên ghế nhà trường, cái tuổi ngây thơ trong sang ấy. Khi đã lớn lên ở tuổi 18 – 20 những đôi trai gái bắt đầu tìm hiểu hẹn hị nhau đó là đối với những người học xong trung học khơng có điều kiện để tiếp tục học lên nữa. Và bình thường từ 22 đến 25 tuổi họ bắt đầu tìm hiểu yêu đương. Như vậy độ tuổi để tiến tới hôn nhân của người Tày đã khác xưa, đồng bào Tày thường lập gia đình ở tuổi 24 – 25 vì ở độ tuổi này con người ta đã có độ chín về suy nghĩ và hành động.
Về trang phục của người Tày cũng đã đổi thay ở những vùng sâu vùng xa trong ngày cưới cơ dâu cịn mặc áo chàm, chú rể khơng cịn mặc áo the khăn xếp theo kiểu xưa nữa mà thay vào đó là complê cà vạt. Cịn đối với người Tày là công nhân viên chức cô dâu thường mặc áo dài chú rể cũng mặc complê cà vạt. Trước đây người con gái Tày phải trồng bông, chăn tằm, dệt vải và tự sắm sửa cho mình trước khi đi lấy chồng. Cùng với cơng việc đó người con gái cũng phải biết bn bán nội chợ làm việc nhà… để chuẩn bị trở thành một người vợ đảm đang khéo léo. Ngày nay cuộc sống sinh hoạt thay đổi nên việc trồng bong dệt vải khơng cịn nhưng đã là con gái thì phải đảm đang tháo vát, phải làm một nữ công gia tránh giỏi khi về nhà chồng phải là cánh tay trái đắc lực cho chồng của mình để chồng an tâm xây dựng sự nghiệp. Làm một người vợ khéo léo phải
biết kính trên nhường dưới, hiếu thuận với bố mẹ chồng, sống đúng mực với anh em họ hàng; quan hệ tốt với làng xóm láng giềng. Những cơng việc này đối với mỗi người con gái Tày không thể bỏ qua được mà ngược lại cần phải học rất kỹ phải học thật chăm chỉ dù ở bất cứ hồn cảnh nào. Đó là hành trang để cuộc sống sau này được tốt đẹp hạnh phúc hơn.
Ba năm mới được cưới vợ được đón dâu về nhà quả là một thời gian chờ đợi quá lâu. Trước đây những gia đình nghèo họ cần đến con số ba năm để chuẩn bị đồ lễ cưới hay có những gia đình cần thời gian ba năm để thử thách đơi trẻ nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là tục lệ cưới xin bắt buộc phải như thế. Phải chờ đến ba năm sau ngày ăn hỏi mới được tổ chức lễ cưới, khơng được cưới nhanh hoặc chậm q ba năm. Đó là điều bắt buộc và không thể thay đổi trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nhưng hiện nay đã đổi khác khi đôi trai gái yêu nhau thưa chuyện với bố mẹ hai bên gia đình và được đồng ý. Hai bên cũng tiến hành các bước cơ bản cần phải có của một đám cưới xong thủ tục đơn giản hơn so với trước. Họ cũng không cần phải đợi đến ba năm sau lễ ăn hỏi mới được tổ chức lễ cưới sau lễ ăn hỏi chỉ cần chọn được ngày tốt hợp với tuổi của hai người là có thể tổ chức đám cưới. Sau lễ cưới cơ dâu có thể dọn đến nhà chồng ở chứ khơng như ngày xưa phải đợi khi nào có con thì cơ dâu mới chuyển hẳn về nhà chồng ở.
Như vậy ta thấy rằng trong nhịp sống hối hả con người đã có nhiều thay đổi theo “ xu thế hồ nhập chứ khơng hồ tan ”. Trong quá trình sinh sống tồn tại và phát triển văn hố Tày đã có sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác trong khu vực như của người Kinh, người Nùng. Song nó khơng vì thế mà bị biến sắc, mai một mà luôn giữ được nét truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đặc biệt là tục cưới xin của người Tày đã có nhiều yếu tố mới đã có sự biến đổi nhưng khơng làm cho yếu tố truyền thống mất đi mà càng trở nên đậm đà hơn. Và những truyền thống ấy sẽ mãi được người Tày ở Hạ Lang – Cao Bằng bảo vệ và gìn giữ. Đó là nét đẹp riêng đáng để người Tày tự hào.
3.2. Một vài kiến nghị trong việc tổ chức cưới xin của người Tày Hạ Lang(Cao Bằng) hiện nay (Cao Bằng) hiện nay
Chúng ta đều biết rằng truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó như sợi dây vơ hình cố kết các thế hệ trong cùng một dân tộc, một đất nước, một quốc gia. Qua thời gian thì những yếu tố truyền thống ngày càng được vun đúc và phát triển. Xong cũng chính thời gian làm thay đổi một số yếu tố không phù hợp với thời đại. Trong sự vận động hợp quy luật của tự nhiên – xã hội đó thì tục cưới xin truyền thống của người Tày cũng có một số biến đổi.
Đám cưới của người Tày ở Hạ Lang – Cao Bằng trước đây được coi là một trong những phong tục mang nặng tư tưởng phong kiến và nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống vật chất tinh thần của người dân. Từ khi cách mạng với những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được phổ biến ở các Làng bản và để phù hợp với cuộc sống mới thì đám cưới của người Tày Ở Hạ Lang đã có sự biến đổi. Tuy vậy, những yếu tố truyền thống trong đám cưới của người Tày vẫn cịn ngun giá trị. Xong cũng có một số tập quán tốt đẹp đã mai một dần đơn cử như truyền thống hát đối trong đám cưới đã khơng cịn phong phú như trước nữa, trang phục Tày khơng cịn được sử dụng nữa… Chính vì vậy, để bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng nói chung và trong đám cưới của người Tày ở Hạ Lang nói riêng tơi có một số kiến nghị sau: