DựNG NÔNG THÔN MỚI TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH HUYỆN VẢN YÊN

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tại phòng tài chính huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 38 - 41)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến chương trình NTM

quản lý vốn xây dựng NTM

3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Văn Yên

* Vị tri địa lý: Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái,

được thành lập từ tháng 3 năm 1965. Có tọa độ địa lý 104°23’ đến 104°23' độ kinh đông và từ 21°50'30" đến 22° 12’ vĩ độ bắc.

+ Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình. + Phía Tây giáp huyện Văn Chấn

+ Phía Nam giáp huyện Trấn Yên.

+ Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.391,54 Km2. Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc. Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn, với 312 thôn bản, 60 tổ dân phố.

Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xẩ hội của huyện. Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang, đường thuỷ và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Với lợi thế này, thị trấn Mậu A sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và đặc điểm khí hậu, tập quán canh tác đã chia Văn Yên thành 3 vùng kinh tế:

+ Vùng thâm canh lúa gồm 13 xã: Yên Hưng, Yên Thái, Ngòi A, Mậu A, Mậu Đông, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Họp, An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác và Tân Họp (trong đó: Thị trấn Mậu A là trung tâm huyện lỵ).

4- Vùng trồng màu và cây ăn quả gồm 6 xã: Lang Thíp, Lâm Giang, Châu

Quê Thượng, Châu Quê Hạ, An Bình, Đông An.

+ Vùng trồng quế gồm 8 xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn.

* Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình Văn Yên tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Hồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi

và Púng Luông; Hệ thống sông ngòi dày đặc với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiềm trở, vùng đồi bát úp lượn sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất 1.952m, nơi thấp nhất là 20m so với mặt nước biển.

Vùng núi cao trung bình có độ cao từ 300m - 1.700m tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây Bắc của huyện. Là các dãy đồi núi liên tiếp chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có các bậc thềm cao thấp khác nhau, có nơi có địa hình thung lũng hẹp, vách dốc đứng. Diện tích có khoảng 35.000ha. Trong vùng này, đối với vùng đất đồi núi dốc trên 25°, tầng đất mỏng dưới 30cm dành cho trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên. Những nơi có độ dốc < 25°, tầng đất dày phục vụ cho trồng cây dài ngày như quế, chè, cây ăn quả, và một số loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, sắn...

Vùng đồi cao, núi thấp thuộc các xã phía Tây của huyện, vùng này núi đỉnh nhọn, sườn dốc, chia cắt mạnh, hợp thuỷ trũng sâu, hẹp, phát triển trên nền đá Mắcma axít. Vùng núi đỉnh nhọn, thoải, các thung lũng nông trên nền đá biến chất. Nơi có độ dốc > 25° thích hợp trồng bảo vệ rừng; nơi có độ dốc <25°, tầng đất dày thích hợp cho các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc. Vùng đất bằng thích hợp cho trồng cây hàng năm.

Vùng đồi thấp thung lũng sông hang: vùng này bao gồm các xã vùng thấp

của huyện có địa hinh dạng đôi bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tuyệt đôi dưới 300m. Có khả năng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, vùng đồng bằng thích hợp trồng cây lương thực.

Huyện Vàn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ấm, kết họp với địa hình bị chia cắt nên tạo thành hai tiểu vùng khí hậu:

+Vùng phía Bắc (từ Trái Hút trở lên): Có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23°c. Lượng mưa binh quân 1.800mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80 - 85%, có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.

+ Vùng núi phía Nam (từ Trái Hút trở xuống): chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800 - 2.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24°c, độ ẩm không khí 81 - 86%.

+ Các hiện tượng thời tiết khác:

- Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600 m, nhiệt độ càng xuống thấp số ngày có sương càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sông Hồng ít xuất hiện.

- Mưa đá: Xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ.

Khí hậu Văn Yên ổn định, ít đột biến phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây lương thực, thực phấm, cây công nghiệp dài ngày ở phía Nam. Cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày như: sắn, lạc, đậu đỗ các loại ở phía

Bắc.

3,1,2. Thực trạng đầu tư xây dựng nông thôn mói * Thu ngân sách

Thu ngân sách và chi ngân sách là một trong những chỉ tiêu tài chính nhằm phản ánh toàn bộ bức tranh về tình hình KT-XH trong từng thời kỳ, tác

động mạnh mẽ đên việc phát triên kinh tê của một huyện. Hàng năm, huyện đà có kế hoạch xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hợp lý, khoán thu, khoán chi cho các đơn vị trực thuộc. Tăng cường việc quản lý, phát triển và khai thác tốt mọi nguồn thu, làm tốt công tác kiểm tra chống trốn thuế, gian lận thương mại để thúc đấy sản xuất kinh doanh và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.

Bảng 3.1: Tình hình thu - chi ngân sách trên địa bàn huyện Văn Yêngiai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tại phòng tài chính huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)