những quen điểm, tư tưởng lạc hậu của Khổng giáo
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển [8, tr.132]. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay thì việc có một nền kinh tế ổn định, vững mạnh, là nền tảng cần thiết cho việc phát triển sau này. Tư tưởng Nho giáo thì chỉ hình thành trên nền kinh tế chủ yêu về nông nghiệp, nhỏ lẻ Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà ta xây dựng hoàn toàn khác nền kinh tế theo Nho giáo. Đó là nền sản xuất công nông nghiệp hiện đại, nền sản xụất lớn, dựa vào lao động có kỹ thuật và theo kế hoạch. Để phát triển nền sản xuất như vậy chúng ta đã chuẩn bị về quan hệ sản xuất, về cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, chủ trương nền giáo dục hướng nghiệp... Rõ ràng tất cả đều theo đúng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội, các kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Nho giáo không len vào đường lối, chủ trương như vậy. Trong bước
phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, những quan điểm coi nghĩa trọng hơn lợi, đức trọng hơn tài, giáo hóa hơn Hình Chín, Tình nghĩa hơn lẽ phải mới dẫn đến chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa gia đình; không đặt vấn đề kinh tế theo góc độ kinh tế, giải quyết theo cách kinh tế, gây ra tình trạng lùng nhùng. Những con người, ông già và thanh niên, giống như những nhà nho xưa trà lá, lề mề và hay nói suông, thiếu khả năng và quả quyết hành động thực tế, đầy thiện chí thương dân, yêu nước mà căng đầy ảo tưởng; theo ảo tưởng nên tính toán sai, đầy thiện chí nên tự tin, cố chấp không những gây ra lùng nhùng mà giẫy giụa trong lưới lùng nhùng. Đó là chỗ tai hại khó khắc phục nhất của ảnh hưởng Nho giáo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý...[10]. Sau đó là những quan niệm phong tục tập quán lạc hậu, dẫn đến thói quen coi thường pháp luật, điều này ở nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không phù hợp. Những tập quán này là ảnh hưởng tiêu cực của con đường phát triển xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cần phải loại bỏ, thay vào đó là những tư tưởng tiến bộ hơn của Khổng Tử có thế áp dụng phù hợp với thực trạng này ở nước ta.