tưởng của Khổng Tử
Như đã nói phần trên, việc quá coi trọng vấn đề đạo đức mà xem thường pháp luật là một nhược điểm vô cùng lớn của Nho giáo, còn với nhà nước pháp quyền tính thượng tôn pháp luật được đặt lên hàng đầu và là tư tưởng chủ đạo xuyên xuốt của nhà nước ta.
Ta có thể thấy, đạo đức và pháp luật có liên hệ mật thiết với nhau, quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức đều điểu chỉnh hành vi của con người với xã hội. Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ cộng sinh không thể tách rời, vì rốt cục pháp luật sinh ra để điều chỉnh con người, sống có đạo đức, được làm những gì pháp luật không cấm chứng tỏ mối quan hệ này là rằng buộc và không thể thay thế cho nhau mà chúng còn hỗ trơ nhau.
Giáo dục đạo đức cho con người nhằm xây dụng nên những con người có phẩm chất tốt đẹp, có thể xây dựng và điều hành đất nước đó, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng cần những con người có phẩm chất tốt đẹp, có năng lực, người dân cần phải nắm bắt và hiểu rõ pháp luật, từ đó mà xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật vào đời sống, phải dùng pháp luật giải quyết các vấn đề, như vậy mới là một công dân của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Ta cũng cần nhìn mặt tốt của tư tưởng Khổng Tử, trong đó việc sử dụng đạo đức vào lối sống chính trị, hoạt động quản lý nhà nước cùng vai trò chủ đạo của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vô cùng tốt, nếu áp dụng pháp luật và có yếu tố đạo đức đi kèm thì ắt hẳn công cụ pháp luật là hình phạt sẽ hiệu quả hơn, từ đó mà người dân có thể hiểu biết, tôn trọng pháp luật, lại vừa có đạo đức, tu dưỡng bản thân để sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đó mới là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vinh quang, vĩ đại.