Thực trạng gia công xuất khẩu giầy ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận các PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH QUỐC tế (Trang 33 - 37)

• Tiềm năng của gia công giầy Việt Nam

• Trước tiên là giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đất nước.

nó đảm

bảo đời sống cho người lao động, góp phần làm việc ổn định trật tự an ninh xã hội.

• Việc gia tăng giầy cho người nước ngoài giúp chúng ta có thể tiếp thu

được khoa

học kỹ thuật tiên tiến, kể cả mặt quản lý công nghiệp và đào tạo đươc đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật tiên tiến và tính tổ chức kỷ luật tốt. Và nhờ đó mà các doanh nghiệp luôn tự trang bị máy móc thiết bị mới và mẫu mã hợp thời trang theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài.

• Gia công tuy không tạo được lợi nhuận lớn nhưng luôn tái tạo được

ngoiaj tệ và

không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỗ, bị ế vì khách hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm

• Gia công xuất khẩu giầy là cơ sở để mở rộng thức đẩy các quan hệ kinh

tế đối

ngoại. Thực hiện xuất khẩu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như hoạt động ngân hàng quốc tế, vận tải quốc tế... vì vậy khi xuất khẩu phát triển, các quan hệ này cũng pháy triển theo.

• Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá

trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa dất nước thì bước đi cần thiết do thiếu vốn, công nghệ, phương thức quản lý và chưa có thị trường.

1 Tình hình gia công xuất khẩu giầy Việt Nam trong những năm gần đây

- Từ đầu tháng 5/2021 đến nay, dich Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp tại hầu hết các địa phương trên cả nước. Nhất là từ cuối tháng 5, dịch Covid bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và suy giảm xuất khẩu da giầy của Việt Nam trong các tháng cuối năm:

- Việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo chỉ thị 16 của Chính phủ tại các

tỉnh phía nam từ Phú Yên trở vào trong đó có TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình

Dương, Bình Phước, Kiên Giang, An Giang . .là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp da giầy lớn trong các khu công nghiệp, đã khiến 90% các

nhà máy sản xuất da giầy tại các địa phương này phải đóng cửa do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ”. Doanh nghiệp bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu

các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động.

- Tại các doanh nghiệp còn hoạt động, sản xuất gặp khó khăn do phải giảm 50% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đứt gẫy nguồn cung nguyên phụ liệu, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiêt lập các biện pháp phòng chống Covid, xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động. Nhiều lao động đã

3 4

- tự bỏ về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. Khó khăn trong việc đi

lại, di chuyển

giữa các địa phương do lệnh phong tỏa, giản cách xã hội đã gây khó

khăn trong

việc tuyển dụng lao động mới.

- Tình trạng thiếu container rỗng, chi phí logistics và vận chuyển tàu biển quốc tế tăng cao (gấp 5-10 lần) xảy ra từ năm 2020 chưa trở về bình thường, cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Trong 6 tháng đầu năm 2021:

- Tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt 12,09 tỷ USD, tăng 11%, trong đó xuất khẩu giầy dép đạt 10,41 tỷ USD tăng 14.1% và xuất khẩu túi xách đạt 1,68 tỷ USD giảm 4.8% so với cùng kỳ năm 2020 (Bảng 2).

- Tại các châu lục: xuất khẩu da giầy sang Bắc Mỹ tăng 19%, trong đó giầy dép tăng 24%, túi xách giảm 3,8%. Xuất khẩu da giầy sang Châu Âu tăng 17%, trong đó giầy dép tăng 20,7%, túi xách giảm 1.8%. Xuất khẩu da giầy sang châu Á chỉ tăng 4.3%, trong đó giầy dép tăng 7.3%, còn túi xách giảm 11,7%. Xuất khẩu da giầy sang Nam Mỹ giảm tới trên 36%. Tình hình trên phản ánh tác động khác nhau tùy theo tiến trình khống chế đại dịch Covid của các châu lục - Tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy vào 05 thị trường lớn nhất của Việt Nam (Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm 81% tổng trị giá xuất khẩu da giầy của Việt Nam, trong đó giầy dép chiếm 80,7% và túi xách chiếm 82,6% - Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu da giầy lớn nhất của Việt Nam, với giầy dép chiếm thị phần 39,8% và túi xách chiếm 43,2% tổng trị giá xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam. Tiếp theo là EU chiếm thị phần 23,4% về giầy dép và 23,5% về túi xách. Các thị trường khác là Trung Quốc (9,6% và 4,6%); Nhật Bản (4,9% và 8,8%) và' Hàn Quốc (3,3 và 3,8%) (xem Đồ thị 2).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy vào 15 nước-thị trường lớn nhất của Việt Nam chiếm 88.1%, trong đó giầy dép chiếm 87.6% và túi xách chiếm 90.7%

2 Những khó khăn và thách thức của gia công giầy việt nam

- Bên cạnh những thuận lợi trên, hoạt động gia công xuất khẩu giầy cảu chúng ta còn một số khó khăn và thách thức sau:

- Chỉ chú trọng đến việc mở rộng thị trường gia công mà chưa chú trọng đến

những nhân tố quan trọng nội tại:

- Song song với việc mở rộng tìm kiếm thị trường gia công mới thì các công ty gia công trong nước đã không củng cố thị trường gia công truyền thống, đã làm cho thị trường này mai một đi, thậm chí có những thị trường không còn kim gạch xuất khẩu và hợp đồng gia công xuất khẩu ở một số thị trường Châu á như Nhật Bản, Đài Loan, singapore.

- Gia công xuất khẩu giầy ở nước ta chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Hoạt động

này đã có các thành công đáng kể như thu ngoại tệ về cho đất nước song lại để lại khoảng trống phía sau lưng mình đó là thị trường nội địa.

- Thiếu vốn và công nghệ:

- Thiếu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp của chúng ta cần nhiều

vốn chủ yếu để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

3 6

- Với công nghệ lỗi thời nên khi khách hàng đặt hàng cao cấp, lợi nhuận cao cũng không đủ khả năng thực hiện. Giaayf dép là mặt hàng thường xuyên

có sự thay đổi về mẫu mã và kiểu dáng nhưng do đội ngũ cán bộ chuyên môn và các loại máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công việc này là rất yếu và thiếu. Do vậy các doanh nghiệp của nước ta vẫn còn phụ thuộc vào nước ngoài.

- Thiếu đội ngũ nhân viên có kỹ thuật và tay nghề cao

- Đội ngữ nhân viên có kỹ thuật và tay nghề cao ở nước ta thiếu thốn nghiêm trọng. Trong nước thì chưa có một chương trình giảng dạy từ công nhân kỹ thuật đến cán bộ chuyên ngành. Lĩnh vực đòa tạo cán bộ công nhân giầy dép chưa bao giờ nhận được sự hợp tác quốc tế và chưa được tài trợ quốc

tế có hệ thống.

- Trong thời gian tới, nước ta cần có những giải pháp để phát huy những điểm mạnh và hạn chế, khắc phục những khó khăn, thách thức để thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu tiểu luận các PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH QUỐC tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w