1 Nâng cao năng lực, trình độ sản xuát gia công
- Với mục đích nâng cao năng suất lao động, giảm các chi phí không cần thiết để đem lại hiệu quả cao hơn chúng ta cần:
- Kiểm tra nghiêm ngặt về trình độ công nghệ, quy trình sản xuất giầy có nhiều
công đoạn, do vậy cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ những người trực tiếp sản xuất có bảo đảm công đoạn hay không.
- Đào tạo công nhân: chất lượng sản phẩm được quyết định rất nhiều trong khâu sản xuất, ở chất lượng người công nhân. Nhu cầu cấp thiết của ngành gia
công xuất khẩu giầy dép là phải có đội ngủ công nhân tay nghề cao.
2 Nâng cao chất lượng sản phẩm gia công xuất khẩu
- Gắn chặt với việc thâm nhập thị trường là hàng hóa phải có chất lượng tốt.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trình độ tay nghề... để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu nhận từ bên đặt gia công trước
khi tiến hành gia công. Nếu nguyên liệu không bảo quản chu đáo, tránh xuống
cấp phẩm chất của nguyên liệu khác đảm bảo chất lượng.
- Sau khi nhận đủ nguyên liệu, phải tổ chức bảo quản chua đáo, tránh xuống cấp phẩm chất của nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.
- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu - cuối.
- Củng cố điều kiện sản xuất - Nâng cấp nhà xưởng
3 Thay đổi hình thức gia công
- Để chuyển đổi được hình thành gia công, nước ta cần phải tập trung khai thác các thế mạnh như liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để khai thác kịp thời các nguồn lực phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh 25
- doanh, để trao đổi thông tin về giá cả gia công cũng như cả nguyên vật
liệu, giá
cả tiêu dùng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- Kết luận
- Gia công xuất xuất là một khâu quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng và Nhà nước ta cần phải luôn chú trọng hoạt động gia công xuất khẩu, đặc biệt là gia công xuất khẩu giầy dép vì đây là một ngành kinh tế có rát nhiều tiềm năng.
VI. HÌNH THỨC TÁI XUẤT KHÂU
- 1 Khái niệm
- Tái xuất khẩu - một hoạt động kinh doanh đã có từ rất lâu trên thế giới
chỉ là
trước đây nó diễn ra theo một hình thức khác. Theo thời gian, quá trình phát triển
của hoạt động này theo chiều hướng đi lên chứ không hề tụt giảm. Có thể nhận thấy từ thực tế tái xuất khẩu đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực
khác nhau. Không có một định nghĩa chung nào được đưa ra để giải thích về hoạt
động tái xuất khẩu này mà tùy theo tập quán thương mại của từng vùng có nhiều cách hiểu, chẳng hạn như:
- Khác với quan điểm trên, theo luật của Anh - Mỹ và một số nước lân cận: “Tái
xuất khẩu là việc xuất khẩu hàng hóa nước ngoài chưa qua chế biến trong nước dù hàng hóa đó qua lưu thông nội địa". Thấy rằng khái niệm này mang nghĩa rộng hơn so với khái niệm trước vì ở đây người ta chú trọng quan tâm tới việc hàng hóa đã qua chế biến hay chưa, còn việc đã nhập vào trong nước hay chưa không quan trọng.
- Theo quan điểm của các nước Tây Âu - Mỹ la Tinh: “Tái xuất khẩu là xuất khẩu những hàng hóa nước ngoài từ kho hải quan và chưa qua chế biến". Như vậy với với khái niệm này hoạt động tái xuất chi bao hàm những hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu vào trong nội địa và do đó khi xuất khẩu sang nước thứ ba cũng không cần phải làm thủ tục xuất khẩu.
- Từ hai khái niệm trên rút ra được một đặc điểm về hàng hóa trong tái
xuất khẩu
là hàng hóa chưa qua chế biến phân biệt với hàng hóa gia công và quan điểm về tái xuất khẩu đều có điểm chung là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến ở nước tải xuất. Còn tại Việt Nam thì sao? Khái niệm tái xuất khẩu là gi được định nghĩa ra sao?
- Theo luật Hải quan nước ta quy định rõ tái xuất khẩu là việc thương nhân Việt
Nam mua hàng của một nước để bán cho nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Vì thế nghiệp vụ tái xuất khẩu ở nước ta còn được gọi một cái tên
khác là tạm nhập tái xuất. Có nghĩa rằng từ một hoạt động bản chất lại là hai hoạt
4 0
- động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa với mục đích thu về
ngoại tệ nhiều hơn
vốn bỏ ra ban đầu
- Tham gia vào hoạt động tái xuất có sự góp mặt của 3 nước mang 3 vai
trò khác
nhau đó là: Nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất. Vì vậy hoạt động này còn được người trong ngành gọi là phương thức giao dịch tam giác.
- Để có thể làm tái xuất, hàng hóa phải có cung cầu lớn và giá cả hàng hóa
đó phải
có thay đổi, không thể ấn định ở một giá. Do đó, bí quyết để thành công cho thương gia khi gia nhập phương thức kinh doanh này là liên tục cập nhật tin tức, nằm được biến động của giá cả nhanh, chớp thời cơ thuận lợi sẽ có lãi lớn, còn ngược lại nếu bạn không sở hữu khả năng nhanh nhạy thì xin chia buồn với bạn, bạn sinh ra không để đi trên con đường tái xuất khẩu.
- Kinh doanh tái xuất khẩu được thực hiện trên hai hợp đồng riêng biệt:
Hợp đồng
mua hàng do doanh nghiệp nước tái xuất ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp tái xuất ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký sau hợp đồng bán hàng nếu bên doanh nghiệp tái xuất chắc chắn có hàng tái xuất hoặc đủ khả năng bồi thường khi không có hàng xuất.
- 2 Phân loại
- Tái xuất khẩu có 2 hình thức chủ yếu:
2.1 Chuyển khẩu
- Chuyển khẩu được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam
mua hàng của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Phương thức chuyển khẩu được thực hiện dưới các hình thức:
- Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không
qua cửa khẩu Việt Nam.
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa
khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa
khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng
bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
4 2
- Hàng hoá đi từ nước người bán sang nước người mua, nước tái xuất trả
tiền cho
nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
- Trên thực tế phương thức chuyển khẩu thường được thực hiện bằng hai cách:
- + Công khai: Các chứng từ hàng hoá từ người bán ban đầu giữ nguyên
chỉ các
chứng từ làm thủ tục chuyển khẩu.
- + Bí mật: Thay lại toàn bộ chứng từ hàng hoá kể cả tên và địa chỉ người bán.
2.2 Tạm nhập, tái xuất
- Tạm nhập tái xuất không có gì là khó định nghĩa khi chúng ta đã hiểu
được bản
chất của hoạt động tái xuất. Đây là một hình thức tái xuất khẩu phổ biến tại Việt Nam, được hiểu là việc các thương nhân Việt Nam mua hàng của một quốc gia rồi đem bán cho quốc gia khác, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam rồi làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất vào cửa khẩu Việt Nam được lưu trú dưới
60 ngày.
Do thời gian khá dài, mà lại không có quy định cấm doanh nghiệp đưa hàng hóa ra khỏi khu vực kiểm soát hải quan. Vì thế thương nhân có thể đưa hàng hóa đi bất cứ đâu trong thời gian lưu trú nhưng phải tự chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa. Đây là một trong những lỗ hổng chưa được khắc phục tại Việt Nam, dẫn tới tình trạng doanh nghiệp lợi dụng vi phạm.
- Hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước tái xuất được lưu tại kho ngoại quan
sau đó được xuất khẩu ra nước ngoài không qua chế biến. Để giảm chi phí lưu kho người ta thường đưa hàng hóa thẳng từ nước người bán sang nước người mua mà không thông qua nước tái xuất và trên đường vận chuyển người ta làm lại bộ chứng từ hàng hóa khác.
- Căn cứ theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-
CP, khái niệm tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan. - Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện nay có 05 hình
thức tạm
- Một là, tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh
- Kinh doanh tạm nhập tái xuất là hình thức kinh doanh được thực hiện tại Việt
Nam nhưng thương nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau: - * Đối với hàng hóa kinh doanh có điều kiện:
4 4
- Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện: Nghị định số 69/2018/NĐ- CP quy định về danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện bao gồm
- + Nhóm hàng thực phẩm đông lạnh: ví dụ như thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn
được sau giết mổ; ruột, bong bóng và dạ dày động vật... ( chi tiết Phụ lục VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
- + Nhóm hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt : bia sản xuất từ malt; rượu
vang từ
nho tươi; xì gà; thuốc lá.( Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
- + Nhóm hàng hóa đã qua sử dụng: Tủ kết đông, loại cửa trên, dung tích không
quá 800 lít; Máy làm khô quần áo; Máy hút bụi. ( Phụ lục IX Nghị định số 69/2018/NĐ-CP)
- Quy định điều kiện kinh doanh: Để kinh doanh tạm nhập tái xuất nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì thương nhân Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện sau:
- + Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và được
Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.
- + Một số hạn chế với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất: Không được
ủy thác, nhận ủy thác tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện; không chuyển loại hình kinh doanh từ tạm nhập tái xuất sang hình thức nhập khẩu nhằm mục đích tiêu thụ nội địa những hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện.
- + Với vận đơn đường biển của hàng hóa tạm nhập tái xuất: Phải là vận
đơn đích
danh ghi rõ Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp hoặc số Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa đã qua sử dụng.
* Đối với hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, tạm dừng xuất nhập khẩu hoặc chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam
- Doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc loại
hàng hóa
cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm dừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa chưa được pháp lưu hành, sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam hoăc hàng hóa chịu sự quản lý bằng các biện pháp hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế quan.. thì phải được Bộ Công
Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.
* Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất nằm ngoài phạm vi 02 loại hàng hóa nêu trên: Thương nhân Việt Nam được thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất tại các cơ quan hải quan.
- Thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì không được thực
hiện hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, thay vào đó có thể tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; tái chế, bảo hành...
- Khi vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất bằng container trừ những trường hợp bắt buộc phải thay đổi, chia nhỏ hàng hóa theo yêu cầu thì các chủ thể liên quan không được phép chia nhỏ hàng hóa, đồng thời cơ quan hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa từ khi tạm nhập vào Việt Nam tới khi được tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam: Không quá 60 ngày,
kể từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập. Nếu cần kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và phải có văn bản
đề nghị được gia hạn gửi tới Chi cục Hải quan nơi thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất.
- Do là hình thức tạm nhập tái xuất nên thương nhân kinh doanh cần thực hiện trên hai hợp đồng riêng biệt. Đối với nước xuất khẩu ban đầu thì làm hợp đồng nhập khẩu, đối với nước mà thương nhân Việt Nam tái xuất hàng hóa thì làm hợp đồng xuất khẩu. Thời gian làm hợp đồng xuất khẩu có thể trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
- Hai là, tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn
- Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài
về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập
khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Khác với trường hợp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, hình thức
ký kết
hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn không quy định cụ thể về thời gian hàng tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam. Do tùy từng trường hợp, mặt hàng cụ thể, trang thiết bị, trình độ, nhu cầu mà thời gian bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn không thể ấn định một cách cụ thể. Trường hợp này các bên thương nhân có quyền tự thỏa thuận với nhau một khoảng thời gian hợp lý trong hợp đồng ký