Sau khi khởi động phần mềm với biểu tượng chúng ta sẽ thấy giao diện của phần mềm như sau:
Hình 2.1: Trình đơn File
TITLE BAR: Thanh tiêu đề hiển thị biểu tượng phần mềm, thông báo môi trường làm việc và đường dẫn của tệp đang sử dụng.
44
Hình 2.2. Trình đơn
2.1.1 Một số trình đơn cơ bản
*Trình đơn File: Chứa các lênh quản lý về tệp như tạo mới (New), lưu (Save), Lưu tệp sang tên khác hoặc chuyển sang một định dạng khác (Save as)...hay thoát phần mềm (Exit).
Hình 2.3: Trình đơn File
*Trình đơn Edit: chứa các lênh chỉnh sửa đối tượng như cắt (Cut), dán (Pase), sao chép (Coppy), chia đối tượng (Break), nhóm các đối tượng (Joint entities), chỉnh sửa đường Spline (Modify spline) ...
45
Hình 2.4: Trình đơn Edit.
*Trình đơn View: chứa lênh quản lý chung (Toggle Operation Manager), các lênh quan sát đối tượng như phóng to, thu nhỏ (Zoom In/Out)...
Hình 2.5. Trình đơn View
*Trình đơn Analyze: chứa các lệnh phân tích đối tượng như phân tích thuộc tính của đối tượng (Entity properties), phân tích vị trí (Position), tính khoảng cách (Distance), tính diên tích 2D, tính diên tích bề mặt cong bất kỳ...
46
Hình 2.6. Trình đơn Analyze.
*Trình đơn Create: chứa các lênh tạo và hiệu chỉnh đối tượng dạng khung dây (Line, Arc, Spline, Cuver...). Các lệnh tạo và chỉnh sửa bề mặt (Net, Ruled/lofted, Split, Swept...)
Hình 1.7. Trình đơn Create.
*Trình đơn Solid: chứa các lệnh tạo khối 3D (Extrude, Revolve, Sweep...). Các lệnh chỉnh sử khối 3D (Fillet, Chamfer...). Lệnh tạo hình các hình chiếu tự động từ chi tiết 3D dạng khối đã thiết kế (Solid layout).
47
Hình 2.8. Trình đơn Solid
*Trình đơn Xform: chứa các lênh hiệu chỉnh đối tượng như di chuyển (Translate), đối xứng (Mirror), xoay (Rotate), thay đổi tỷ lệ (Scale), tạo các đối tượng song song (Offset), nhân đối tượng theo hàng và cột (Rectangular Array), dịch chuyển đối tượng nhanh về gốc tọa độ (Move to Origin).
Hình 2.9. Trình đơn Xform
*Trình đơn Machine Type: chứa các kiểu máy lập trình gia công phay (Mill), tiện (Lathe), Cắt dây (Wire) và môi trường thiết kế được mặc định khi khởi động (Design).
48
*Trình đơn Toolpath: chứa các lênh hình thành và chỉnh sủa đường chạy dao. Tùy vào từng dạng hình học của chi tiết mà người lập trình sẽ chọn lênh hình thành đường chạy dao phù hợp. Khi trong môi trường làm viêc mặc định là thiết kế (Design) thì trình đơn này trống.
Hình 2.11. Trình đơn Toolpath
*Trình đơn Screen: chứa các lênh quản lý màn hình .
Hình 2.12. Trình đơn Toolpath
49
Hình 2.13. Trình đơn Setting
* Trình đơn Help: chứa các lệnh trợ giúp người sử dụng.
AUTOCURSOR RIBBON BAR: thanh lênh AutoCurSor cho phép người dùng nhập tọa độ cho điểm ( X, Y, Z) và sử dụng truy bắt điểm với các đối tượng hình học. Người dùng có thể sử dụng chuột hoặc sử dụng phím tắt để thực hiên viêc nhập tọa độ hay truy bắt điểm cho đối tượng.
Hình 2.14. Thanh lệnh AutoCursor
GENERAL SELECTION RIRRON BAR: thanh lênh cung cấp các cách thức lựa chọn đối tượng. Người sử dụng có thể kết hợp nhiều phương pháp lựa chọn đối tượng khác nhau.
Hình 2.15. General Selection
FUNCTION RIBBON BAR: thanh lệnh này cho phép người dùng tạo hoặc chỉnh sửa các đối tượng hình học bằng cách nhập các giá trị cần thiết vào ô trống. Người dùng có thể sử dụng chuột hoặc phím tắt để làm việc này.
50
GRAPHIC WINDOW: Màn hình đổ họa là không gian làm việc chính, tại đây bạn có thể quan sát tạo mới, quan sát các đối tượng hình học, có thể lập trình gia công để tạo ra các đường chạy dao hay ghi kích thước cho chi tiết
Hình 2.17. Màn hình đổ họa
OPERATIONS MANAGER: thanh lệnh quản lý đường chạy dao, các lệnh hình thành khối 3D.
Hình 2.18. Quản lý đường chạy dao (Operation Manager\ Toolpath)
51
INTERACTIVE PROMPT: dòng nhắc trợ giúp người dùng khi thực hiên một lênh nào đó.
Hình 2.20: Dòng nhác đầu tiên “Specify the firt endpoint ” khi sử dụng lênh Create Line Endpoint.
PROMPT AREA: khu vực hiển thị tên lênh khi người dùng đưa chuột tới.
STATUS BAR: thanh trạng thái này nằm dưới màn hình đổ họa. Bạn có thể thay đổi môi trường làm việc từ 2D sang 3D, thay đổi các phương nhìn vật thể (G view), chọn mặt phẳng vẽ (mặt phẳng làm việc), quản lý các đối tượng theo lớp (Level), thay đổi các kiểu điểm (Point stype), kiểu đường(Line stype), độ đậm hay mảnh của đường (Line width)...
Hình 2.21. Thanh trạng thái.
2.1.2 Các lệnh quản lý tệp *Lệnh New
Tạo môi trường làm việc mới. Cách thực hiện vào menu File \ New
*Lệnh Open
Mở tệp đã có, mặc định là những tệp có định dạng .MCX (định dạng tệp của phần mềm MasterCam)
52
MasterCam hỗ trợ mở được rất nhiều định dạng của phần mềm CAD/CAM như Catia V4, Catia V5, SolidWorks, Solid Egde, Pro/E...
Hình 2.23. Mở tệp có định dạng từ những phần mềm CAD/CAM khác
Hình 2.24. Mở chi tiết được thiết kế trên phần mềm INVENTOR
*Lệnh Save
Thực hiện lưu tệp dưới định dạng .MCX vào menu File\Save *Lệnh Save As
Thực hiên lưu tệp sang định dạng khác hoặc tên khác.
*Lệnh Save Some
Lệnh Save some thực hiện lưu một số đối tượng như bề mặt, khối.. .sang một tệp khác.
*Lệnh Exit
Thoát khỏi môi trường làm việc.