ĐÓNG GÓI BỘ ĐIỀU KHIỂN

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công hệ thống thu thập tín hiệu điện tim ECG có hiển thị tín hiệu qua smart phone (Trang 65 - 68)

Chương 3 THI CÔNG HỆ THỐNG

3.3. ĐÓNG GÓI BỘ ĐIỀU KHIỂN

Phần mạch điện sau khi thi công sẽ được đóng gói. Tuỳ vào mục đích sử dụng cho mỗi hệ thống sẽ có mỗi thiết kế khác nhau. Yêu cầu của hệ thống là gọn nhẹ, có thể mang theo được trên người. Do đó hệ thống sẽ được thiết kế sao cho tiện lợi cho mục đích này nhất.

Đầu tiên phải xác định được các thành phần để đóng gói. Các thành phần đó là: Board mạch chính, Pin, Oled, Contact-Button. Trong đó thành phần có kích thước lớn

nhất về chiều dài và chiều rộng là Board mạch chính. Các Jack cắm và kết nối cũng nằm trên board này. Do đó cấu trúc chính của hộp chứa sẽ dựa trên board mạch chính.

Pin là thành phần quan trọng cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động. Trong phần thiết kế tính toán khối nguồn, Pin được thiết kế có khả năng hoạt động lên tới hàng chục giờ và có khả năng sạc được. Thành phần chính của Pin là hoá chất, trong lúc hoạt động vẫn có khả năng cháy nổ. Do đó Pin sẽ nằm ở vị trí dưới đáy hộp, có thanh kẹp cố định.

Mạch chính có kích thước là 58 mm x 68 mm. Trên mạch có các các kết nối như: kết nối nguồn-Micro Usb, kết nối điện cực – 3.5 mm. Ngoài ra trên mạch còn thiết kế các lỗ ở vị trí góc để liên kết với hộp. Do đó thiết kế hộp sẽ có kích thước bên trong là 60 mm x 70 mm. Có các trụ để liên kết với hộp. Tại các vị trí tiếp xúc với cổng kết nối của board mạch chính sẽ có các lỗ thông để thực hiện chức năng khi cần.

Oled, button, contact sẽ là những thành phần tương tác trực tiếp. Những thành phần này sẽ được gắn lên trên thành của hộp. Oled có được thiết kế sẵn là có 4 lỗ ở góc, do

đó sẽ có các vít cố định lên thành hộp. Thân của button có ren và đai ốc cố định nên chỉ cần thiết kế lỗ thông phù hợp với đường kính ren là có thể cố định. Contact có mỗi lẫy gài ở mỗi cạnh bên, do đó sẽ thiết kế lỗ thông vừa hai lẫy đó.

Hình 3.8: Thiết kế hộp đựng

Từ những chi tiết ở trên, hộp đựng được thiết kế như bản vẽ hình 3.8. Trên bản vẽ này có ba hình chiếu: Front, Top, Right side view. Ở Front view, mô hình được chiếu từ

trên xuống cho thấy được đáy hộp, trụ cố định mạch và Pin. Front view thể hiện màng hình ở mặt trước và nơi cố định nắp hộp. Right side view cho thấy nơi cắm sạc pin, button, contact và lỗ cắm kết nối điện cực.

Mô phỏng lại liên kết các thành phần được thể hiện ở hình 3.9. Dưới đáy hộp (1) có gắn Pin và lẫy cố định Pin. Nắp hộp (2) được cố định ở phía trên. Mặt trước (3) sẽ là nơi gắn màng hình hiển thị, mặt bên (4) có các lỗ với hình dạng phù hợp để gắn các linh kiện. Cuối cùng là mặt đáy (5) có các rãnh để kết nối với đai vải khi đeo trên cơ thể.

Hình 3.9: Hoàn thiện thiết kế hộp đựng (ảnh mô hình)

Hộp đựng được thiết kế xong sẽ được đưa đi in 3D. Sau đó tiến hành lắp thành phần như đã tính toán trong phần thiết kế hộp đựng. Theo trình tự thiết kế, Pin (2) sẽ được lắp vào mặt đáy. Cố định Pin là thanh kẹp có lẫy gài cũng được in 3D. Thanh kẹp này liên kết với đáy hộp nhờ vít M2 5mm. Sau đó tiến hành lắp Button (1) và Contact (3) ở mặt cạnh chung với jack 3.5mm và cổng sạc Micro. Tiếp đến là lắp màn hình Oled (4) vào mặt phía bên trái của hộp so với mặt button và contact và liên kết các jack kết nối các linh kiện rời với mạch chính như hình 3.10a.

Sau đó, tiến hành lắp mạch chính vào trụ đứng và được cố định. Hình 3.10b thể hiện lúc hoàn thiện lắp mạch chính vào hộp. Cố định mạch chính với hộp là bốn vít M2 12mm. Oled sẽ được lắp ở mặt bên khác với mặt của Button và contact. Các vị trí trên mặt bên cũng được xuyên lỗ chừa cho các cổng kết nối.

Hình 3.10: Thi công lắp các phần vào hộp đựng

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công hệ thống thu thập tín hiệu điện tim ECG có hiển thị tín hiệu qua smart phone (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w