LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công hệ thống thu thập tín hiệu điện tim ECG có hiển thị tín hiệu qua smart phone (Trang 73 - 78)

Chương 3 THI CÔNG HỆ THỐNG

3.5. LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG

3.5.1. Lưu đồ giải thuật

Bên cạnh lập trình cho hệ thống, việc lập trình cho ứng dụng điện thoại cũng là một trong những mục tiêu cần hoàn thành. Để nhận được dữ liệu từ bộ xử lý trung tâm thì điện thoại cần phải được kết nối với Wifi. Dữ liệu sau khi nhận sẽ được hiển thị trực tiếp lên mà hình điện thoại. Ngoài ra, ứng dụng còn hỗ trợ lưu lại dữ liệu lên Database Server cũng như lấy dữ liệu từ Database Server về để xem lại các thông tin đã được lưu trước đó trên điện thoại.

Hình 3.18: Lưu đồ giải thuật chính của ứng dụng điện thoại

Sơ đồ khối chính của app android được thể hiện ở hình 3.18. Theo lưu đồ này thì có các khối để bắt đầu như: Khai báo – khởi tạo và cài đặt ban đầu. Tiếp theo là các chương trình con như: đăng nhập, tải dữ liệu từ kho lưu trữ và nhập thông tin người đo, nhận dữ liệu ECG đo trực tiếp và lưu dữ liệu. Khi bắt đầu hoạt động, các biến cần thiết được khai báo và khởi tạo cho các hoạt động của chương trình. Sử dụng được app cần đăng nhập vào hệ thống bằng tên dăng nhập và mật khẩu được thiết lập trong kho dữ liệu để lấy dữ liệu từ kho dữ liệu và hiển thị lên app. Tiếp đó nhập một số thông tin thông tin bệnh nhân và nhập địa chỉ ip kết nối wifi của bộ vi điều khiển để nhận dữ liệu ECG trực tiếp và lưu dữ liệu nếu cần.

Hình 3.19: Lưu đồ giải thuật của khối Login

Khối Login có chức năng chính là thực hiện xác nhận thông tin để đăng nhập vào hệ thống và hình 3.19 chính là lưu đồ chi tiết cho chương trình con này. Đầu tiên, ứng dụng sẽ kiểm tra xem Username và Password nhập từ người dùng với dữ liệu được cài đặt trong kho dữ liệu có trùng khớp hay không thông qua việc nhấn nút “LOGIN”. Ứng dụng chỉ tiếp tục hoạt động và chuyển sang các chức năng khác ở màn hình Information and load data khi người dùng nhập đúng thông tin đăng nhập. Ngược lại, màn hình đăng nhập sẽ vẫn giữ nguyên mà không chuyển qua màn hình mới nếu nhập sai thông tin. Nếu nhấn nút nhấn “EXIT” sẽ thoát khỏi ứng dụng.

Chương trình con tải dữ liệu từ kho dữ liệu ở hình 3.20. Trước tiên, ứng dụng sẽ kiểm tra id nhập từ người dùng và id trên kho dữ liệu được lưu trong quá trình đo trước đó có trùng khớp hay không thông qua việc nhấn nút nhấn “GET”. Nếu id đúng thì dữ liệu từ kho dữ liệu sẽ được lấy xuống và hiển thị lên ứng dụng, nếu sai sẽ không lấy được dữ liệu. Tiếp đến, nếu muốn chuyển sang màn hình với chức năng đo và lưu tín hiệu thì ứng dụng sẽ kiểm tra xem các thông tin người được lấy tín hiệu có được nhập

đầy đủ hay chưa. Nếu đã được nhập đầy đủ thông tin thì Screen sẽ được chuyển kèm với các thông tin người được đo. Ngược lại ứng dụng sẽ vẫn ở lại Screen hiện tại và thông báo cho người dùng nhập vào những thông tin còn thiếu để chuyển màn hình. Bên cạnh đó, nếu nhấn nút nhấn “CLEAR” đồ thị vẽ được từ các dữ liệu được lấu xống sẽ bị xóa, còn nhấn nút nhấn “BACK” sẽ quay về màn hình Loginđể thoát ứng dụng.

Hình 3.20: Lưu đồ giải thuật chương trình con Information and load data

Chương trình con nhận dữ liệu từ vi điều khiển hiển thị lên ứng dụng và sao lưu dữ liệu (Get and Save data) ở Hình 3.21. Khi cài đặt và kết nối thiết bị thành công với Wifi, tại màn hình Oled sẽ hiển thị thông IP address được kết nối. Lúc này, ứng dụng sẽ kiểm tra xem địa chỉ ip đã được nhập và kết nối vào hay chưa bằng nhập và cách nhấn “OK” trên màn hình. Nếu kết nối đúng địa chỉ ip và nhấn “Start” sẽ nhận được dữ liệu ECG từ vi điều kiển và hiển thị lên màn hình ứng dụng và nhấn “Stop” nếu muốn dừng

việc nhận dữ liệu từ bộ xử lý trung tâm. Ngược lại, nếu IP address không được nhập hay kết nối sai sẽ không nhận được tín hiệu thu được từ cảm biến và hiển thị thông báo lỗi. Tiếp theo, ứng dụng sẽ kiểm tra nút “Save” nếu được nhấn dữ liệu sẽ được lưu lên Database Server, nhấn nút nhấn “BACK” để quay về màn hình Information and load data. Nhấn “CLEAR” để xóa địa chỉ IP hiện tại.

3.5.2. Phần mềm lập trình cho ứng dụng điện thoại

Để sử dụng được ở chế độ online cần có tài khoản Google để đăng nhập. Trước hết cần truy cập vào địa chỉ http://appinventor.mit.edu/, sau đó chọn “Create App!” và đăng nhập bằng tài khoản Google để mở trang quản lý các project.

Hình 3.22: Các bước tạo project mới

Để tạo một ứng dụng, cần phải tạo project. Để tạo project ta vào mục “My Projects” chọn “Start new project” để đặt tên cho project. Sau khi đặt tên xong, chọn

“OK” để đi đến giao diện thiết kế cho ứng dụng, các bước được mô tả như như hình 3.22.

Hình 3.23: Giao diện thiết kế giao diện cho ứng dụng

Giao diện công cụ thiết kế ứng dụng (hình 3.23) gồm 5 phần chính với vị trí (1) là thanh công cụ, (2) là vùng chứa các đối tượng để thiết kế giao diện (Palette), (3) là vùng màn hình điện thoại giả lập để chứa cá đối tượng (Viewer), (4) là vùng để xem các thành phần đối tượng có trong View (Conponenrs), (5) là vùng để chỉnh các chức năng cho các đối tượng (Properties).

Bước 1: Thiết kế giao diện bằng cách kéo thả, sắp xếp các đối tượng ở mục

“Palette” ở phía ngoài cùng bên trái của thanh công cụ (2. Sau đó chọn các thông số cho các đối tượng ở mục “Properties” ở ngoài cùng bên trái của thanh công cụ (5) như mô tả ở hình 3.28.

Bước 2: Tiến hành nhấn “Blocks” trên thanh công cụ (1) để chuyển sang giao diện lập trình chức năng cho các đối tượng được chọn trong giao diện (hình 3.24). Tại đây, để lập trình thì nhiệm vụ khá đơn giản là kéo thả và ghép nối các code sao cho phù hợp.

Hình 3.24: Giao diện lập trình chức năng cho ứng dụng

Bước 3: Sau khi hoàn thành thiết kế ứng dụng, tiến hành biên dịch, đóng gói thành File có đuôi .APK bằng cách chọn “Build” ở thanh công cụ (1). Tại đây có 2 chế độ xuất APP là “provide QR code for .apk” và “save .apk to my computer” như hình 3.25.

Hình 3.25: Các bước để xuất File .APK

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công hệ thống thu thập tín hiệu điện tim ECG có hiển thị tín hiệu qua smart phone (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w