I. THI CÔNG PHẦN NGẦM
3. Lập biện pháp thi công móng và giằng móng
3.2.6. Nghiệm thu trước khi đổ bêtông
* Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn móng
- Sau khi lắp dựng, chỉnh giằng chống ổn định ta tiến hành nghiệm thu ván khuôn trước khi đổ bê tông. +Các tấm ghép không có kẽ hở, độ cứng của tấm đảm bảo yêu cầu, mặt phải của tấm bằng
phẳng không bị cong vênh, không bị thủng.
+Kiểm tra độ chặt, kín khít giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền. +Kiểm tra tim cốt của vị trí kết cấu, hình dạng, kích thước,
+Kiểm tra độ ổn định, bền vững của hệ thống khung, dàn đảm bảo phương pháp lắp ghép đúng thiết kế thi công.
+Kiểm tra hệ thống dàn giáo thi công, độ vững chắc của hệ thống giáo, sàn, công tác đảm bảo yêu cầu. * Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép
- Kiểm tra công tác bao gồm các thành việc sau:
+ Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế ; + Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
+ Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
+ Sự phù hợp của phương tiện vận chuyển đối với sản phẩm đã gia công.
+ Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng côt thép đã lắp dựng so với thiết kế. + Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;
+ Sự phù hợp của các loại vật liệu con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế.
+ Trình tự, yêu cầu phương pháp kiểm tra công tác côt thép thực hiện theo quy định.
Việc nghiệm thu công tác côt thép phải tiến hành tại hiện trường theo yêu cầu của điều 4.7.1 và trong bảng 10 TCVN 4453 : 1995.
+ Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và kèm biên bản về quyết định thay đổi;
+ Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng hép mối hàn và chất lượng gia công cốt thép; + Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế;
+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt thép. + Nhật ký thi công.