Điều 29. Lập biên bản họp Hội đồng quản trị Điều 30. Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu QUY CHẾ NỘI BỘ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY. CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (Trang 29 - 30)

thức điện tử khác tại trụ sở Công ty. Biên bản họp lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực ngang nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng. Chủ tọa,, người ghi biên bản và những người ký tên trong biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp HĐQT.

2. Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm chuyển biên bản họp HĐQT cho các thành viên và biên bản đó sẽ được xem là các bằng chứng xác thực về công việc đã được tiến hành trong các cuộc họp đó, trừ khi có ý kiến phản đối về nội dung biên bản trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ khi chuyển đi. Biên bản họp HĐQT phải được lập chi tiết và rõ ràng, trong đó có họ, tên, chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của HĐQT tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật thì biên bản đó có hiệu lực. Nội dung được đa số thành viên dự họp tán thành tại biên bản họp HĐQT phải được lập thành Nghị quyết thông qua. Biên bản họp HĐQT và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.

Điều 30. Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị

1. Việc thành lập tiểu ban: HĐQT có thể thành lập các tiểu ban trực thuộc để phụ trách về chính sách phát triển, nhân sự, lương thưởng, kiểm toán nội bộ..

ít nhất 03 (ba) người.

3. Tiêu chuẩn thành viên của tiểu ban, trưởng tiểu ban: Thành viên của tiểu ban có thể gồm một hoặc nhiều thành viên của HĐQT và một hoặc nhiều thành viên bên ngoài theo nghị quyết của HĐQT. Các thành viên độc lập HĐQT/thành viên HĐQT không điều hành nên chiếm đa số trong tiểu ban và một trong các thành viên này được bổ nhiệm làm Trưởng tiểu ban theo quyết định của HĐQT. Hoạt động của tiểu ban phải tuân thủ theo quy định của HĐQT. Nghị quyết của tiểu ban chỉ có hiệu lực khi có đa số thành viên tham dự và biểu quyết thông qua tại cuộc họp của tiểu ban.

4. Trách nhiệm của các tiểu ban: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các tiểu ban phải tuân thủ các quy định mà HĐQT đề ra. Các quy định này có thể điều chỉnh hoặc cho phép kết nạp thêm những người không phải là thành viên HĐQT vào các tiểu ban nêu trên và cho phép người đó được quyền biểu quyết với tư cách thành viên của tiểu ban nhưng (a) phải đảm bảo số lượng thành viên bên ngoài ít hơn một nửa tổng số thành viên của tiểu ban và (b) nghị quyết của các tiểu ban chỉ có hiệu lực khi có đa số thành viên tham dự và biểu quyết tại phiên họp của tiểu ban là thành viên HĐQT.

5. Nghị quyết của HĐQT, hoặc của tiểu ban trực thuộc HĐQT được coi là có giá trị pháp lý kể cả trong trường hợp thủ tục thực hiện bầu, chỉ định thành viên của tiểu ban của HĐQT có thể có sai sót.

6. Trường hợp không thành lập các tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng, HĐQT có thể phân công thành viên độc lập HĐQT giúp HĐQT trong các hoạt động nhân sự, lương thưởng.

7. HĐQT quy định chi tiết về việc thành lập tiểu ban, trách nhiệm của từng tiểu ban, trách nhiệm của thành viên của tiểu ban.

Điều 31.Người phụ trách quản trị Công ty

Một phần của tài liệu QUY CHẾ NỘI BỘ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY. CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)