TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH XÁ – KIM ĐỘNG – HƯNG YÊN (Trang 29 - 33)

a) Đ/c Trưởng ban - HT: Đào Thị Huyền Sâm

+ Chịu trách nhiệm điều hành chung: xây dựng kế hoạch tự kiểm tra năm học, thông qua Hội đồng trường và thông báo công khai trong cơ quan, trình Trưởng phòng GD&ĐT phê duyệt; tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch.

+ Kiểm tra đột xuất, toàn diện GV theo quy định.

+ Báo cáo kế hoạch, tổng kết công tác kiểm tra về Phòng GD-ĐT đúng quy định. (Kế hoạch: trước 25-9-2021, tổng kết: trước 25-5-2022)

b) Đ/c phó ban -Phó hiệu trưởng: Trần Công Phúc

+ Kiểm tra, báo cáo việc thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ, nhóm, cá nhân. Hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.

+ Kiểm tra việc triển khai và thực hiện chương trình, việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ; việc triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành, học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh có năng khiếu; việc đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện, báo cáo các chuyên đề do cấp trên yêu cầu và nhà trường tổ chức. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà trường, của tổ, nhóm đề ra.

+ Kiểm tra đề kiểm tra định kì, đột xuất của GV, tổ CM. + Kiểm tra các báo cáo thuộc lĩnh vực chuyên môn.

+ Kiểm tra việc thực hiện, báo cáo phổ cập giáo dục - xóa mù chữ;

+ Kiểm tra, báo cáo việc thực hiện hồ sơ kiểm định CLGD, chuẩn quốc gia

+Kiểm tra việc triển khai và thực hiện chương trình, việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ của các thành viên trong tổ.

+ Kiểm tra và chịu trách nhiệm về quy trình ra đề kiểm tra định kì, việc chấm bài kiểm tra và công tác liên quan đến kiểm tra của tổ.

+ Kiểm tra sổ sách chuyên môn; kiểm tra đánh giá sử dụng đồ dùng dạy học; ứng dụng CNTT, sử dụng giáo án điện tử, bồi dưỡng thường xuyên.

+ Kiểm tra công tác chủ nhiệm, công tác phối hợp giữa GVCN, GVBM và các tổ chức, đoàn thể của các thành viên trong tổ.

d) Đ/c thành viên là đoàn thanh niên, GV-TPT:

+ Kiểm tra các hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

+ Kiểm tra công tác Đội và phong trào thể dục thể thao trong nhà trường.

e) Đ/c thành viên là Kế toán-CSVC.

+ Kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản

+ Kiểm tra công tác y tế trường học, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục HS.

Trên đây là những nội dung cơ bản của công tác kiểm tra nội bộ trường học năm 2021-2022. Kết quả kiểm tra sẽ được dùng để đánh giá giáo viên hàng năm, xét khen thưởng, kỷ luật, nâng lương theo quy định về thi đua khen thưởng của nhà trường.

Từng thành viên trong ban kiểm tra nội bộ và tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trường TH Vĩnh Xá có trách nhiệm thực hiện đúng theo nội dung kế hoạch đã được triển khai. Trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì vướng mắc cần báo cáo với Trưởng ban kịp thời để có hướng giải quyết.

Nơi nhận: - PGD&ĐT; - Thành viên BCĐ; - Website trường; - Lưu: VT. TM BAN CHỈ ĐẠO TRƯỞNG BAN

Đào Thị Huyền Sâm

Muốn đánh giá đúng đối tượng kiểm tra thì phải có khung chuẩn để làm công cụ so sánh, chuẩn kiểm tra phải được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước, các chỉ tiêu của nhà trường bao gồm.

Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy của nhà nước, hướng dân chế độ chính sách có liên quan ( luật giáo dục; điều lệ trường tiểu học; phiếu đánh giá tiết dạy; ….)

- Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn,….. - Đặc điểm tình hình của nhà trường……

Như chúng ta đã biết: Với mỗi nội dung kiểm tra thì có chuẩn kiểm tra tương ứng. Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần theo các bước quy trình như sau:

Bứớc : Hiệu trưởng thu nhập các thông tin từ các văn bản cấp trên, từ tình thực tế của nhà trường cách đánh giá của các năm học trước.

Bước 2: Chọn lọc, tổng hợp,phân tích các thông tin, từ đó đưa ra dự thảo chuẩn. Bức 3: Đưa ra tập thể bàn bạc, góp ý, nhằm giúp hiệu trưởng hoàn thành công cụ đánh giá của mình đồng thời tạo được bầu không khí thoải mái trong quá trình đánh giá.

Bước 4: Hiệu trưởng bổ sung và điều chỉnh.

Bước 5: Không những người kiểm tra phải nắm vững chuẩn kiểm tra mà đối tượng kiểm tra cũng phải nắm được chuẩn kiểm tra đó để tự kiểm tra, phấn đấu nâng cao chất lượng công tác theo chuẩn. Vì vậy, bước tiếp theo, hiệu trưởng ra quyết định chính thức thông báo và ban hành chuẩn kiểm tra để mọi người nắm được và thực hiện theo chuẩn kiểm tra.

Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần chú ý nhiều đến thực tế của trường đặc biệt có lưu ý đến đối tượng học sinh để đánh giá khách quan tránh thiệt thòi cho GV khi chủ nhiệm cũng như giảng dạy lớp có nhiều học sinh yếu.

Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tùy thuộc rất nhiều và năng lực phẩm chất của kiểm tra viên.

VD: Khi kiểm tra hoạt động sư phạm của GV( Kiểm tra toàn diện);về hồ sơ sổ sách, quy chế chuyên môn, tiết dạy dựa vào khung chuẩn chung của BGD&ĐT để đánh giá, song đối với những CBGV-NV làm công tác kiêm nhiệm hoặc công tác chủ nhiệm phải dựa vào đặc điểm tình hình của lớp, của trường, địa bàn dân cư… để đánh giá. Vì vậy khi đánh giá ban kiểm tra cần nắm và vận dụng một cách linh hoạt chuẩn kiểm tra, một số hoạt động khó đánh giá có thể tham khảo thêm một số kênh thông tin khác và có sự bàn bạc, thảo luận thống nhất trong ban kiểm tra.

a. Tổ chức hoạt động kiểm tra.

Để tổ chức tốt các hoạt động kiểm tra trong nhà trường, hiệu trưởng cần thực hiện theo các bước sau:

+ Lên kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể, thông báo trên bản tin kế hoạch tuần của nhà trường. + Thông báo đến các thành viên trong lực lượng kiểm tra.

+ Thực hiện theo trình tự kiểm tra: chuẩn bị tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra.

b. Xác định nhiệm vụ cụ thể khi kiểm tra

Xác định nội dung,phương pháp kiểm tra.

Nội dụng và phương pháp kiểm tra là một trong những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến kết quả kiểm tra. Vì vậy các thành viên trong ban kiểm tra cần xác định đúng nội dung và phương pháp kiểm tra, nắm chắc và vận dụng một cách linh hoạt để kết quả kiểm tra phản ánh đúng, chính xác chất lượng mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của CBGV-NV trong nhà trường.

Tùy theo đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống mà có thể sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau để thu thập được những thông tin đáng tin cậy. Cần sử dụng nhiều phương pháp và phối hợp tối ưu các phương pháp và hình thức kiểm tra, qua kiểm tra sẽ rút ra những kết luận có căn cứ, chính xác để đánh giá đúng đắn khách quan, việc thực hiện nhiệm vụ của CBGV-NV.

Một số phương pháp kiểm tra thường dùng là:

+ Phương pháp quan sát: dự giờ giáo viên, quan sát hoạt động dạy của thày và hoạt động của học trò….

+ Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu, sản phẩm: xem xét, phân tích các loại hồ sơ sổ sách, đồ dung dạy học tự làm của giáo viên; biên bản hội họp; thao giảng; dự giờ của tổ chuyên môn;….

+ Phương pháp tác động trực tiếp đối tượng: trao đổi, phỏng vấn, kiểm tra học sinh, các giáo viên đồng nghiệp, thư viện-thiết bị,….

+ Phương pháp trao đổi: Để nắm bắt thông tin từ đồng nghiệp, HS, PHHS,….. Có thể sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau như:

+ Theo thời gian: Có thể kiểm tra đột xuất hay định kì.

+ Theo phương pháp: Có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp.

+ Theo số lượng đối tượng kiểm tra: Có thể kiểm tra toàn bộ hay kiểm tra có lựa chọn. Như chúng ta đã biết, với mỗi hoạt động của CBGV-NV trong nhà trường sẽ có nội dung và phương pháp kiểm tra tương ứng. Chẳng hạn như: Việc kiểm tra hoạt động sư phạm của GV( Kiếm tra

toàn diện) cần tập trung kiểm tra 5 nội dung chính sau: và với mỗi nội dung có phương pháp kiểm tra tương ứng:

STT Nội dung kiểm tra Nội dung kiểm tra cụ thể Phương pháp kiểmtra

1

Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH XÁ – KIM ĐỘNG – HƯNG YÊN (Trang 29 - 33)