- Ý kiến nhận xét của hiệu trưởng, tổ
6. Biện pháp 6: Tổng kết và điều chỉnh sau kiểm tra.
Việc tổng kết và điều chỉnh sau kiểm tra là một việc làm hất sức cần thiết vì kiểm tra nội bộ trong các nhà trường là điều chỉnh quyết định quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quản lý đã đề ra. Công việc này cần hiệu trưởng chỉ đạo và tiến hành một cách nghiêm túc. Hiệu trưởng tổng hợp thông tin và kết quả đánh giá để xây dựng bản tổng hợp chung về xếp loại các tổ chức, CBGV-NV trong đơn vị mình. Cần lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra ( đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra; tính chính xác, khách quan, tính toàn diện, tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn). Việc xử lý lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra nên sử dụng trên máy vi tính. Căn cứ bản tổng hợp này hiệu trưởng sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp hơn ở năm học sau.
Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho hiệu trưởng ra quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, các bộ phận trong trường; cải tiến quá trính quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục của nhà trường góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.
VI. KẾT QUẢ
Việc đổi mới nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trong những năm qua đã giúp nhà trường xây dựng một tập thể CBGV-NV đoàn kết, có tư tưởng chính trị vững vàng thực hiện tốt hơn nề nếp kỉ cương, các quy định của nhà trường, của ngành, của địa phương. Hệ thống hồ sơ sổ sách của cá nhân, các tổ chức đoàn thể ngày càng được củng cố, ghi chép nội dung đầy đủ, khoa học, bảo đảm chất lượng. 100% GV tích cực làm và sử dụng đồ dung dạy học tự làm, tự bồi dưỡng và tham gia đầy đủ, hiệu quả các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn đại học chiếm tỷ lệ cao. 100% GV thực hiện đúng chương trình giảng dạy, thực nghiệm nghiêm
túc các văn bản chỉ thị về việc dạy thêm, học thêm. 100% GV có kế hoạch bài dạy trước khi đến lớp, ứng dụng tốt các phần mềm trong tổ chức dạy học trực tuyến. CSVC, tài chính, thư viện, thiết bị dạy học có sự tu bổ thường xuyên, ngày càng đi vào hoạt động có nề nếp, môi trường cảnh quan bảo đảm xanh-sach-đẹp.
Kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường được xây dựng rõ ràng, cụ thể, được hoàn thành theo đúng tiến độ. Kết quả đánh giá các hoạt động của CBGV-NV bảo đảm chính xác, công bằng, dân chủ có tác dụng thúc đẩy các cá nhân tổ chức trong nhà trường phát triển ngày càng hoàn thiện. Chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường ngày càng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV được nâng lên, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh được duy trì và phát triển. Dưới đây là bảng so sánh kết quả đạt được từ một số mặt hoạt động nhà trường từ năm học 2019-2020 đến nay:
Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và các mặt công tác khác của nhà trường:
* Kiểm tra toàn diện
Năm học TS Tốt Khá ĐYC CĐYC
SL % SL % SL % SL %
2019-2020 8 3 37,5 3 37,5 2 25 0 0
2020-2021 7 3 42,8 2 28,6 2 28,6 0 0
2021-2022 7 3 42,85 3 42,85 1 14,3 0 0
* Kiểm tra chuyên đề
Năm học TS SL Tốt % SLKhá % SLĐYC% SLCĐYC%
2019-2020 16 7 43,75 5 31,25 4 25 0 0
2020-2021 14 7 50 4 28,6 3 21,4 0 0
2021-2022 14 7 50 5 35,7 2 14,3 0 0
Bảng 3: Bảng tổng hợp đánh giá kết quả toàn diện nhà trường trong năm học 2019 – 2020 và năm học 2020-2021.
Kết quả Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021
Tập thể Tập thể LĐTT Tập thể LĐTT
GVG cấp trường 15/24 đạt 62,5% 15/21 đạt 71,4%
GVG cấp huyện 2/24 đạt 8,3% 2/21 đạt 9,5%
Đánh giá môn học và HĐGD xếp loại Hoàn thành trở lên
587/592 em đạt 99,2% 592/592 em đạt 100%
Các năng lực, các phẩm chất xếp loại Đạt trở lên
592/592 em đạt 100% 592/592 em đạt 100%
Học sinh hoàn thành chương trình lớp học :
587/592 em đạt 99,2% 592/592 em đạt 100%
+ Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học :
117/117 em đạt 100 % 118/118 em đạt 100 %
+ Học sinh được khen thưởng cấp trường:
356/592 đạt 60,1 % 376/592 đạt 63,5 %
+ Giao lưu trạng nguyên nhí VITORIA cấp tỉnh
5 4
So sánh số liệu trong các bảng trên chúng ta thấy sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục của nhà trường. Không chỉ vậy, tháng 7/ 2020 trường được SGD&ĐT công nhận trường Tiểu học đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2, trường đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. Năm học 2020-2021, trường đón đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT về kiểm tra thực hiện tổ chức dạy học lớp 1 theo chương trình GDPT2018 và tổ chức dạy học lớp 5 theo hướng điều chỉnh phù hợp với chương trình GDPT2018 được đoàn xếp loại tốt và đánh giá rất cao nỗ lực của tập thể thày và trò nhà trường. Kết quả của nhà trường trong những năm qua là niềm tin vững chắc cho sự thành công trong công tác kiểm tra nội bộ nhà trường của những năm tiếp theo. Xây dựng nhà trường không những có chất lượng phát triển bền vững mà ở đó nề nếp, kỷ cương luôn được đội ngũ CBGV-NV thực hiện một cách nghiêm túc.
PHẦN KẾT LUẬNI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Công tác kiểm tra nội bộ trường học chiếm một vị trí quan trọng trong công tác quản lý của cán bộ quản lý nhà trường, nó tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính công tác kiểm tra giúp nhà quản lý nắm bắt được hoạt động hằng ngày của CBGV-NV được chính xác và khoa học hơn, nắm được những ưu, khuyết điểm để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, tạo điều kiện hơn nữa cho CBGV-NV thực hiện tốt nhiệm vụ hơn nữa của mình ở đơn vị. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của cán bộ quản lý nhà trường, người hiệu trưởng cần lưu ý một số nội dung sau.
Trong quản lý mạnh dạn bổ sung, cải tiến quá trình đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới thói quen (nền cũ) đã lạc hậu. Đồng thời luôn cập nhật văn bản, thông tin mới, những qui định về đánh giá xếp loại và báo cáo thông tin, phổ biến ngay trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
Công tác kiểm tra nói chung, kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nói riêng muôn đạt được hiệu quả cao, người quản lý cần phải:
- Củng cố lực lượng kiểm tra: phó hiệu trưởng dành một buổi họp (đầu năm), thông nhất tiêu chuẩn xếp loại chuyên môn nghiệp vụ theo qui định hiện hành,phiếu đánh giá tiết dạy, thống nhất cách ghi chung trong quá trình dự giờ.
- Xây dựng kiến thức nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra. Hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ (kiểm tra - đánh giá - tư vấn - thúc đẩy).
- Xây dựng chuẩn kiểm tra theo từng tiêu chí cụ thể, chi tiết, dễ vận dụng bảm đảm tính pháp lý và phù hợp với tình hình thực tế trong nhà trường.
- Sắp xếp công việc nhà trường thật chặt chẽ khoa học. Thành lập ban kiểm tra ngay từ đầu năm học với đủ các thành phần, phân công rõ ràng, phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các thành viên trong ban kiểm tra. Thống nhất các biểu mẫu báo cáo kết quả kiểm tra của các bộ phận để thu thập thông tin tự kiểm tra dễ dàng hơn và có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra.
- Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghiệp vụ kiểm tra của các thành viên trong ban kiểm tra giúp lực lượng kiểm tra có những nhân lực tốt nắm rõ ý nghĩa tầm quan trọng cũng như nghiệp vụ kiểm tra bảo đảm chính xác và có chất lượng.
III. ĐỀ XUẤT: