Bank, VP Bank…
• Chậm nhất đến ngày 1/1/2023, các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Tính đến nay đã có 16/35 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41. Không chỉ để đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn, việc tăng vốn cũng góp phần tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng, gia tăng nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi mà tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được siết chặt lại theo lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của Ngân hàng nhà nước. Theo đó, cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản về chất, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro.
• Quý 4/2021, nền kinh tế được mở cửa trở lại, kéo theo sự tăng trưởng nhu cầu tín dụng. Chúng tôi kỳ vọng rằng kết thúc năm 2021, ngành ngân hang đạt mức dư nợ tín dụng khoảng 13% cả năm, tương đương với các năm trước đó. Mức dư nợ tín dụng 13% trong dự đoán được hỗ trợ mạnh mẽ bởi những phê duyệt mới nhất của NHNN cho gia tăng chỉ tiêu tín dụng ở một số NHTM. Đặc biệt, diễn biến tăng vốn trong thời gian qua từ các NHTM khiến chúng tôi
• Bước sang 2022, hoạt động nâng vốn điều lệ cũng như cải thiện hệ số CAR trong thời gian qua, cùng với sự “bình thường mới” của các tỉnh thành và gói hỗ trợ kinh tế lên tới 800 nghìn tỷ đồng được dự kiến triển khai trong thời gian tiếp theo sẽ giúp nhu cầu sản xuất kinh doanh dần phục hồi và mở rộng, tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng. Lãi suất cho vay cũng được kỳ vọng sẽ gia tăng trở lại sau thời gian được hỗ trợ, nới rộng NIM của các NHTM.
Tổng quan ngành ngân hàng 48,058 48,058 40,220 37,783 37,089 35,109 27,019 25,300 19,260 18,852 16,088 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 CTG BID MBB VCB TCB ACB VPB SHB STB HDB
Quy mô vốn điều lệ
• Chuyển đổi số