Người khuyết tật trong hộ nghèo đa chiều theo vùng miền và một số đặc điểm

Một phần của tài liệu Bao cao (Trang 80 - 82)

khẩu học

Năm 2016 Việt Nam có 17,8% người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ. Khoảng 66% người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều cũng thiếu hụt tiếp cận từ 3 dịch vụ trở lên số trong 10 dịch vụ xã hội cơ bản. Riêng người khuyết tật sống trong hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc thiểu số (các dân tộc khác dân tộc Kinh và Hoa) thì có tới 79% là người nghèo đa chiều.

Hình 2.2. 1: Tỷ lệ người khuyết tật trong hộ nghèo đa chiều theo khu vực, vùng và nhóm dân tộc

.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 Thành thị 7.8 Nông thôn 8 21.0 Đồng bằng sông Hồng 9.7 Trung du và miền núi phía Bắc Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 7 28.7 Tây Nguyên 15.2 30.8 Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 6.6 27.4 Người

Kinh/Hoa dân tộc Người khhác

13.6 45.0

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu Điều tra khuyết tật ở Việt Nam (VDS) năm 2016

Sự khác biệt của tỷ lệ người khuyết tật trong hộ nghèo đa chiều thể hiện rất rõ rệt giữa thành thị-nông thôn, các vùng, các nhóm tuổi và giữa các nhóm dân tộc (Hình 2.2. 1). Cứ 10 người khuyết tật là người dân tộc thiểu số thì có hơn 4 người sống trong hộ nghèo đa chiều; tương tự theo vùng thì có khoảng 3 người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều nếu họ sống ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên hay Đồng bằng sông Cửu Long; là 2 người nếu họ sống ở nông thôn. Khi người khuyết tật thuộc nhóm Kinh/Hoa, hoặc sống ở thành thị, hoặc ở các vùng khác thì nguy cơ họ thuộc hộ nghèo đa chiều thấp hơn rất nhiều, chỉ từ khoảng 7% đến 15%. Nguy cơ người khuyết tật thuộc hộ nghèo đa chiều thấp nhất khi họ ở thành thị hoặc ở vùng Đông Nam Bộ, khoảng 6% đến 7%, chỉ bằng khoảng 1/5 lần nguy cơ thuộc hộ nghèo đa chiều của người khuyết tật sinh sống ở Tây Nguyên.

Hình 2.2. 2 cho thấy phân bố người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm gần 1/3 tổng số người khuyết tật này trên cả nước. Mặc dù nguy cơ sống trong hộ nghèo đa chiều của người khuyết tật ở vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung không cao, bằng khoảng 1/2 nguy cơ này ở vùng Tây Nguyên nhưng số người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều lại không hề nhỏ, chiếm tới 23,3% tổng số người khuyết tật này trong cả nước. Vùng tập trung người khuyết tật nghèo đa chiều nhiều thứ ba, chiếm 20,2% là vùng Trung du và Miền núi phía Bắc - đây cũng là một trong ba vùng có tỷ lệ người khuyết tật sống trong hộ nghèo ở mức cao nhất trong các vùng. Trong khi đó, ở Đông Nam Bộ thì cả tỷ lệ và tỷ trọng người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều là thấp nhất cả nước với các số liệu tương ứng là 6,6% và 4,3%. Chúng ta cũng cần lưu ý đến sự phân bố người khuyết tật trong hộ nghèo đa chiều tập trung hầu hết ở nông thôn (chiếm 89,4%) và phần lớn trong số họ là người Kinh/Hoa (chiếm 66,7%).

Hình 2.2. 2: Cơ cấu người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều theo vùng 4.3 3 1 7.3 1 .7 13.0 23.3 2 00 .2 Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu Điều tra khuyết tật ở Việt Nam (VDS) năm 2016

Theo nhóm tuổi, tỷ lệ người khuyết tật thuộc hộ nghèo đa chiều có xu hướng giảm khi tuổi tăng lên (Hình 2.2. 3). Sự khác biệt thể hiện rõ ràng và có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người khuyết tật tuổi 40 trở xuống và nhóm người khuyết tật từ 41 tuổi trở lên với chênh lệch giữa hai nhóm khoảng 11 điểm%. Khi xem xét sự phân bố theo nhóm tuổi thì nhóm người khuyết tật từ 15-17 tuổi sống trong hộ nghèo đa chiều chiếm tỷ trọng thấp nhất (2,2%) và nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất (40,5%) rồi tiếp đến là nhóm 41-64 tuổi (28,9%). Hai nhóm tuổi còn lại (2-14 tuổi và 18-40 tuổi) có tỷ trọng đều khoảng 14% trong tổng số người khuyết tật nghèo thuộc hộ nghèo đa chiều.

Hình 2.2. 3: Tỷ lệ người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều theo nhóm tuổi

.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00

Dưới 15 tuổi 15-17 tuổi 18-40 tuổi 41-64 tuổi 65 tuổi trở lên 27.0

31.5

25.7

17.3

14.4

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu Điều tra khuyết tật ở Việt Nam (VDS) năm 2016

Chung cả nước thì tỷ lệ người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm giới tính, nhóm theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào. Tuy nhiên khi phân tách theo vùng và giới tính, vùng và tôn giáo ở một số vùng sự khác biệt lại thể hiện khá rõ ràng. Ở Trung du miền núi phía Bắc và ở Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ người khuyết tật là nam sống trong hộ nghèo cao hơn nữ khoảng 4,5 điểm% (tương ứng là 31,1% so với 26,8% và 30,1% so với 25,5%). Ngược lại với hai vùng trên thì ở Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ nữ sống trong hộ nghèo đa chiều lại cao hơn so với nam khoảng 5 điểm% (tương ứng là 11,8% so với 6,6%). Sự khác biệt tỷ lệ này trong nhóm tôn giáo chỉ xuất hiện ở Tây Nguyên với chênh lệch giữa hai nhóm khoảng 15 điểm%. Ở vùng này, tỷ lệ người khuyết tật không theo tôn giáo nào sống trong hộ nghèo đa chiều là 23,8% trong khi nhóm theo tôn giáo là 38,6%.

Một phần của tài liệu Bao cao (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)