Tiếp tục củng cố các yếu tố nền tảng của nền kinh tế
Việt Nam cần tiếp tục các yếu tố nền tảng như ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục chủ động hội nhập, đẩy nhanh các cuộc cải cách cơ cấu đang diễn ra khá chậm chạp để đảm bảo các nguồn lực của đất nước - nhân lực, tài lực, tài nguyên khoáng sản… được phân bổ và sử dụng có hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường minh bạch, chống tham nhũng… để có thêm nguồn lực cho phát triển nói chung và cho giảm nghèo và kiềm chế gia tăng bất bình đẳng nói riêng.
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp
Do nông nghiệp hiện nay vẫn là phương thức sinh nhai chính của nhiều lao động ít kỹ năng và người nghèo ở nông thôn, trong đó có nhiều người thuộc nhóm đồng bào dân tộc thiểu số nên cần được thúc đẩy. Các giải pháp bao gồm thực thi Luật đất đai, chính sách thuế, các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… cần hướng tới quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp để tăng năng suất thông qua việc chuyển đổi sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, sản xuất của người nông dân gắn nhiều hơn với các chuỗi giá trị. Đồng thời Việt Nam cũng cần tận dụng tối đa các công nghệ số đang có giá giảm khá nhanh để nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Một số ví dụ về các ứng dụng cụ thể bao gồm sử dụng các công nghệ này để truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như các nguyên liệu đầu vào, nhận thông tin về giá nông nghiệp, tiếp cận các dịch vụ khuyến nông dựa vào kỹ thuật số, nhận cảnh báo về các mối đe dọa về sâu bệnh…
Thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ kinh doanh
Doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu, giúp rút lao động, trong đó cơ nhiều người có ít kỹ năng, ra khỏi nông nghiệp để chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng suất và thu nhập cao hơn, qua đó giúp giảm nghèo bền vững và kiềm chế hiệu quả sự gia tăng bất bình đẳng. Bởi vậy nên cần thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và của các hộ kinh doanh. Điều này có thể đạt được thông qua việc thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua năm 2017.
Thúc đẩy quá trình số hóa để phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trong kỷ nguyên số. Nâng cao nhận thức và thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây để cắt giảm mạnh chi phí, sử dụng các nền tảng của thương mại điện tử để cải thiện đáng kể kết nối với thị trường26. Cần có sự hỗ trợ chuyên biệt đối với các hộ kinh doanh và người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để giúp họ tăng cường kết nối với thị trường quốc tế và trong nước, nhất ở các đô thị, thông qua các công nghệ số và các nền tảng
26 Hiện nay đã có những “thương lái điện tử” bán hàng trên mạng truyền thông xã hội như Facebook các nông sản đặc trưng của các tỉnh miền núi như Điện Biên, Lào Cai…, qua đó kết nối sản xuất nông nghiệp của các tỉnh này với thị trường cả nước
của thương mại điện tử, du lịch… qua đó có thể bán các sản phẩm, dịch vụ của địa phương có nhiều tiềm năng.