Nhóm chính sách hỗ trợ nâng cao thu nhập

Một phần của tài liệu Bao cao (Trang 90 - 92)

3.2.1.1 Nhóm chính sách về tín dụng

Chính sách tín dụng ưu đãi chính là một trong những chính sách đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp các đối tượng nghèo có điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi của Nhà nước để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã qui định tất cả các hộ nghèo trên toàn quốc đều được vay cho các mục đích (i) sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (ii) sửa chữa nhà ở, lắp đặt điện thắp sáng, nước sạch; (iii) đi lao

19 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017

động có thời hạn ở nước ngoài; và (iv) trang trải chi phí học tập của học sinh, sinh viên. Các mục đích vay này đã bao trùm gần như hết các mục đích mà người nghèo cần vay.

Theo tổng hợp báo cáo hằng năm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có gần 2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, góp phần giúp các hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo, cải thiện được đời sống nhưng chưa thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 100 nghìn lao động trong đó có hơn 1,5 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hơn 20 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng trên 800 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trên 10 nghìn ngôi nhà ở cho hộ nghèo… Riêng năm 2016, đã thực hiện cho trên 2.297.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn và các đối tượng chính sách khác vay vốn, trong đó trên 74 nghìn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn lần đầu trong năm; với doanh số cho vay hơn 55.150 tỷ đồng20.

Hiện chưa có sự gắn kết giữa chính sách cho vay vốn tín dụng đầu tư sản xuất với các chính sách khác về xây dựng mô hình, khuyến nông và thị trường, dạy nghề, tạo việc làm để đảm bảo phát triển bền vững21. Người nghèo, đặc biệt là người nghèo vùng DTTS đặc biệt khó khăn thường hạn chế trong việc tiếp thu các kiến thức kỹ năng sản xuất, kinh doanh, thiếu tiếp cận thông tin thị trường. Do vậy nếu việc vay vốn không đi kèm theo các hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khuyến nông, cung cấp thông tin thị trường…thì sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.1.2 Chính sách về hỗ trợ đất sản xuất

Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (sau đây gọi tắt là Quyết định số 755).

Theo quyết định trên, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất theo định mức đất sản xuất cho mỗi hộ tại từng địa phương trong trường hợp địa phương còn quỹ đất và được hỗ trợ chuyển đổi nghề, xuất khẩu lao động hoặc giao khoán bảo vệ rừng và trong rừng trong trường hợp địa phương không còn quỹ đất.

Nhóm đối tượng của chính sách này khá hẹp khi chỉ gồm hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn chưa có đủ đất ở theo định mức đất tại địa phương.

Đối với các đối tượng là người dân tộc thiểu số nghèo, tập tục, tập quán sinh hoạt, canh tác là rất quan trọng. Trong bối cảnh Nhà nước tiến hành xây dựng nhiều nhà máy thủy điện đã làm ảnh hưởng đến tập quán sản xuất, sinh hoạt của người dân tộc thiểu số nghèo ở các địa phương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư do phải di chuyển để xây dựng các hồ, đập thủy điện, thủy lợi.

3.2.1.3 Chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được phê duyệt theo Quyết định số 1956/ QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ qui định lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ về chi phí học nghề ngắn hạn, hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền đi lại trong quá trình học nghề; các lao động nông thôn khác cũng được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, tuy nhiên với mức thấp hơn. Sau khi học nghề, lao động nông thôn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Theo kết quả thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), về lĩnh vực đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên: Trong năm 2016, cả nước có có khoảng 1 triệu lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt trên 80%. Tính đến hết tháng 8 năm 2017, cả

20 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017

nước đã có gần 700.000 lao động nông thôn được học nghề (đạt 63,6% kế hoạch của năm 2017). Trong đó, có khoảng 250.000 người được hỗ trợ đào tạo ở trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, đạt 41,6% kế hoạch. Thông qua hoạt động đào tạo nghề đã giúp cho nhiều người dân có nghề nghiệp, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Theo kế hoạch giai đoạn 2018- 2020 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 2,74 triệu lao động nông thôn; trong đó, lao động nữ chiếm 40%, người khuyết tật chiếm 10%.

Một phần của tài liệu Bao cao (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)