Kết quả điều tra, đánh giá về thực trạng quản lý môi trường của các cơ sở đang

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp thọ quang, thành phố đà nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp (Trang 29 - 45)

cơ sở đang hoạt động trong KCNDVTS Thọ Quang

3.1.1. Hiện trạng quản lý môi trường nước thải

a. Về quản lý nước thải

Để hoàn thiện nghiên cứu này tác giả đã tiến hành khảo sát tại Ban quản lý KCN và 18 đơn vị (Bảng 2.1) sản xuất đặc trưng và có khối lượng phát thải về rác, nước và khí lớn. Trong đó 17 đơn vị sản xuất các sản phẩm thủy hải sản phục vụ cho xuất khẩu và 01 đơn vị xử lý nước thải tập trung cho toàn bộ hoạt động của KCN. Toàn bộ lượng nước thải của KCN được giao cho Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Đà Nẵng thực hiện xử lý theo hình thức dịch vụ.

Thực trạng về quản lý nước thải tại KCN DVTS Thọ Quang: Qua kết quả khảo sát cho thấy toàn bộ lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt của 17 đơn vị trong KCN được xử lý sơ bộ hoặc một phần tại cơ sở để đạt mức quy chuẩn do Ban Quản lý khu công nghiệp quy định rồi được đấu nối vào hệ thống thu gom chung để xử lý tại trạm xử lý tập trung (TXLNTTT). Tuy nhiên có 01 đơn vị (Công ty TNHH CBTP Danifoods) đã trang bị hệ thống xử lý nước thải đồng bộ và hiện đại để xử lý đạt chất lượng nước sau xử lý tại cột A theo Quy chuẩn QCVN 11- MT:2015/BTNMT nhưng vẫn đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung về TXLNTTT.

Toàn bộ nước mưa và nước thải được thu gom vào hai hệ thống riêng có đường kính  = 1500 và 1000 mm (Hình 3.1). Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát hệ thống cống thoát nước mưa của KCN xả xuống âu thuyền là 02 cống, được thiết kế với chức năng để tiêu thoát nước mưa nhưng thực tế cho thấy nước thải cũng được xả theo đường dẫn này với lưu lượng không nhỏ, mùi rất khó chịu và có màu sắc đen kịt (nước thải sản xuất mực) được chỉ ra tại Hình 3.2. Như vậy có thể thấy công tác quản lý nước thải của KCN còn nhiều hạn chế và cần khắc phục. Nước thải sản

xuất, sinh hoạt của khối văn phòng và công nhân được xử lý bước một cho đạt tiêu chuẩn xả theo quy định của KCN.

Hình 3.1. Hiện trạng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải tại KCN DVTS TQ

Cống xả số 1 Cống xả số 2

Hình 3.2. Hiện trạng cống xả nước mưa của KCN DVTS Thọ Quang ngay trong khi trời không có mưa

Đối với doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý riêng thì được xả vào hệ thống thu gom về trạm xử lý tập trung. Tại trạm xử lý tập trung nước thải được xử lý qua các quá trình để đặt chất lượng nước thải đầu ra đạt theo cam kết loại B của QCVN 11-MT: 2015/BTNMT.

b. Về xử lý nước thải

Toàn bộ lượng nước thải của KCN được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung và theo quy trình vận hành được mô phỏng tại Hình 3.3. Kết quả khảo sát về công suất thiết kế hệ thống XLNT của các đơn vị và hiện trạng thải lượng hàng ngày được chỉ ra trong Bảng 3.1 và Hình 3.4.

Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN DVTS Thọ Quang

Như vậy có thể thấy rằng, khả năng tiếp nhận và xử lý của các doanh nghiệp và trạm xử lý nước tập trung chỉ đạt khoảng trung bình 50 - 70% so với lưu lượng thải của KCN. Đây sẽ là một trong những nguyên gây ra tình trạng bất hợp lý trong

quy hoạch, quản lý và có thể dẫn đến làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước tại khu công nghiệp có khoảng cách rất gần khu dân cư này.

Bảng 3.1. Lưu lượng nước thải phát sinh, công suất thiết kế và quy trình hệ thống xử lý nước thải tại một số doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang

ST T

Tên doanh nghiệp Lưu lượng, m3/ngày.đêm

Công suất, m3/ngày.đêm

Vận hành hệ thống XL

1 Công ty CP TS & TM Thuận Phước

1500 - 2500 2000 Đạt TCQĐ của KCN 2 Công ty TNHH Bắc Đẩu 1600 - 2400 1800 Đạt TCQĐ của

KCN 3 Công ty TNHH Hải Thanh 700 - 1100 800 Đạt TCQĐ của

KCN 4 Công ty TNHH CBTP

Danifoods

500 - 850 600 Đạt loại A- QCVN:11 5 Công ty CP Procimex Việt

Nam 100 - 200 150 Đạt TCQĐ củaKCN

6 Công ty CP Đồ hộp Hạ Long 100 - 160 150 Đạt TCQĐ của KCN 7 Công ty TNHH Khang Thông 100 - 200 150 Đạt TCQĐ của

KCN 8 Công ty CP Thủy sản Nhật Hoàng 80 – 150 100 Đạt TCQĐ của KCN 9 Công ty TNHH TM & DV PUFONG 80 – 120 100 Đạt TCQĐ của KCN 10 Công ty Chế biến & XNK

Thủy sản Miền Trung

400 - 450 400 Đạt TCQĐ của KCN 11 Công ty TNHH TM Minh

Nghĩa 80 – 150 120 Đạt TCQĐ củaKCN

12 Công ty TNHH Thái An 200 - 250 200 Xử lý đơn giản qua lắng lọc 13 Công ty CP Thủy sản Đà Nẵng 100 - 150 100 Xử lý đơn giản qua lắng lọc 14 Chi nhánh Công ty Cổ phần Đại Thuận 100 - 150 100 Xử lý đơn giản qua lắng lọc 15 Công ty TNHH TM TS Hải Dương Thịnh 70 - 150 100 Xử lý đơn giản qua lắng lọc 16 Công ty TNHH XNK TM Phước Tấn Phát 50 - 100 70 Xử lý đơn giản qua lắng lọc 17 Công ty TNHH Thiên An Long 20 - 50 30 Xử lý đơn giản qua lắng lọc 18 Trạm xử lý nước thải tập trung 4000 - 6000 3000 Đạt loại BQCVN:11

Ghi chú: QCVN 11:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản [17].

TCQĐ: Tiêu chuẩn quy định.

Trên thực tế khảo sát thu thập số liệu cung cấp tại 18 đơn vị cho thấy lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp luôn vượt gấp 50 - 100% so với công suất thiết kế cơ sở, nên ngay cả khi yêu cầu tiêu chuẩn nước thải sau xử lý theo quy định của KCN đưa ra cũng không đạt được. Bên cạnh đó, những số liệu kết quả khảo sát tại Bảng 3.1 cho thấy hiện trạng quản lý môi trường nước tại 17 cơ sở đều nằm ở mức phát thải cao hơn khả năng xử lý. Từ đó dẫn đến khả năng tiếp nhận nước thải của trạm xử lý tập trung cũng bị quá tải.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 C ô n g s u t th iế t k ế xử , m 3 /n g ày

Ghi chú: TP: Thuận Phước; BĐ: Bắc Đẩu; HT: Hải Thanh; DANI: Danifoods; PVN: Procimex Việt Nam; HL: Hạ Long; KT: Khang Thông; NH: Nhật Hoàng; PF: PUPONG; MT: Miền Trung; MN: Minh Nghĩa; TA: Thái An; ĐN: Đà Nẵng; ĐT: Đại Thuận; HDT: Hải Dương Thịnh; PTP: Phước Tấn Phát; TAL: Thiên An Long; TT: Tập trung.

Trên thực tế ngay thời điểm khảo sát tại 02 đơn vị Công ty Đồ hộp Hạ Long và Công ty Thủy sản Đà Nẵng cũng đang gặp sự cố vì quá tải, sự so sánh được chỉ ra tại Hình 3.5.

Hình ảnh quá tải tại trạm XLNT Công ty Đồ Hộp Hạ Long

Hình ảnh quá tải tại trạm XLNT Công ty Thủy sản Đà Nẵng

Hình 3.5. Sự cố quá tải thường xuyên xảy ra đối với các hệ thống xử lý nước thải

Hiện trạng công tác bố trí cán bộ quản lý môi trường trong các doanh nghiệp cũng nói lên việc quản lý vẫn còn chưa chuyên nghiệp và còn thiếu cán bộ chuyên trách, điều này có thể thấy rất rõ những số liệu khảo sát được chỉ ra trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Hiện trạng bố trí cán bộ làm công tác quản lý và xử lý nước thải tại các doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang

ST T

Tên doanh nghiệp Bố trí cán bộ Số lần sự cố

1 Công ty CP TS & TM Thuận Phước Có chuyên môn phụ

trách

5/năm

2 Công ty TNHH Bắc Đẩu 5/năm

3 Công ty TNHH Hải Thanh 5/năm

4 Công ty TNHH CBTP Danifoods 3/năm

5 Công ty CP Đồ hộp Hạ Long 5/năm

6 Trạm xử lý nước thải tập trung 5/năm

7 Công ty TNHH Khang Thông Không có

chuyên môn phụ

trách

20/năm

8 Công ty CP Thủy sản Nhật Hoàng 15/năm

9 Công ty TNHH TM & DV PUFONG 10/năm

10 Công ty CB & XNKTS Miền Trung 10/năm

11 Công ty TNHH TM Minh Nghĩa 10/năm

12 Công ty TNHH Thái An 12/năm

13 Công ty CP Thủy sản Đà Nẵng 12/năm

14 Chi nhánh Công ty Cổ phần Đại Thuận 12/năm

15 Công ty TNHH TM TS Hải Dương Thịnh 15/năm

16 Công ty TNHH XNK TM Phước Tấn Phát 10/năm

17 Công ty TNHH Thiên An Long 10/năm

18 Công ty CP Procimex Việt Nam - 15/năm

Tại Bảng 3.2 đã chỉ ra cho thấy chỉ có 6/18 doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang (chiếm 33,33%) có cán bộ chuyên trách và được đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật môi trường để vận hành hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp còn lại chiếm 66,66% tham gia quản lý và vận hành các trạm xử lý nước thải đều chưa có chuyên môn phù hợp, nên đây cũng là điều khó khăn trong việc quản lý và xử lý nước thải tại các doanh nghiệp. Việc cán bộ phải kiêm nhiệm rất nhiều các công việc khác nhau như: quản lý điện, nước, bảo vệ, chăm sóc cây xanh và không được đào tạo chuyên môn về quản lý và kỹ thuật môi trường nên còn nhiều hạn chế trong công việc. Do đó, luôn bị phân tán dẫn đến khó kiểm soát vận hành hệ thống xử lý nước thải hay công tác quản lý môi trường chưa đúng như tiêu chí của chuyên môn. Điều này được chứng minh qua kết quả thống kê thể hiện trên Hình 3.6 về sự xuất hiện sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ

thống xử lý nước thải của đơn vị. Số liệu cho thấy tại những doanh nghiệp chưa bố trí được cán bộ có chuyên môn để thực hiện. Vì thế, khi hệ thống xử lý xảy ra sự cố như quá tải hoặc sốc do thay đổi tính chất của nước thải (nguyên nhân như: thay đổi về nồng độ chất ô nhiễm đột ngột, thành phần các thông số thay đổi: pH, độ mặn, NaOCl)….) dẫn đến hệ thống không hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả thì các doanh nghiệp thường mời các tổ chức tư vấn đưa phương án và tái khởi động công tác xử lý. Khi gặp phải sự cố này công tác tái khởi động hệ thống thường kéo dài (khoảng 20 ngày) nên ảnh hưởng của toàn bộ lượng nước thải không được xử lý rồi xả vào hệ thống thu gom dẫn đến hệ thống xử lý tập trung của KCN DVTS Thọ Quang sẽ ảnh hưởng và hiệu suất xử lý sẽ kém hiệu quả.

Hình 3.6. Sơ đồ thể hiện sự cố trong công tác xử lý môi trường

Về chất lượng nước xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 11-MT: 2015/BTNMT quy định thì chỉ có 01 nhà máy đạt loại A (chiếm 6%), tuy nhiên vẫn chưa được xả ra môi trường do phải dùng nước này để hòa loãng cho trạm xử lý nước thải tập trung. Và 01 đơn vị đăng ký đạt loại B, như vậy chỉ 02 doanh nghiệp đạt chuẩn thải ra môi trường chiếm 12% (Hình 3.7). Đây là một tỷ lệ khá thấp và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xử lý nước thải của KCN này luôn rơi vào tình trạng qúa tải và gây ô nhiễm môi trường kéo dài.

6% 6%

87%

A: QCVN 11 B: QCVN 11 C: QCVN 40

Hình 3.7. So sánh tỷ lệ các doanh nghiệp tự xử lý nước thải theo QCVN

Kết luận: Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý và xử lý môi trường nước tại KCN DVTS Thọ Quang (các doanh nghiệp và trạm xử lý tập trung) như sau:

- Lưu lượng nước thải phát sinh lớn hơn khả năng tiếp nhận theo công suất thiết kế của trạm xử lý.

- Nồng độ và thành phần các chất trong nước thải cao hơn và hay thay đổi so với thiết kế đã được tính toán.

- Hoạt động của các trạm xử lý nước thải kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân trong đó do thay đổi nguyên liệu sản suất đầu vào là chủ yếu.

- Bố trí cán bộ phụ trách quản lý và xử lý nước thải chưa đúng chuyên môn và chưa phù hợp, còn kiêm nhiệm các công việc khác.

3.1.2. Hiện trạng quản lý môi trường chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh hoạt

Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt qua khảo sát tại các doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang (Bảng 3.3) được thu gom hàng ngày bởi Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng. Toàn bộ đều có khu vực lưu chứa đảm bảo vệ sinh và được bố trí đúng nơi quy định trong khuôn viên nhà máy. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp và đặc thù sản xuất mà có khối lượng và thành

phần chất thải sinh hoạt khác nhau. Đánh giá về chất thải rắn sinh hoạt được lưu chứa và vận chuyển đi hàng ngày nên đã giúp cho hiện trạng và quản lý loại chất thải này là rất tốt.

Bảng 3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang

ST T

Tên doanh nghiệp Hình thức lưu

trữ rác

Tuần suất thu gom rác

1 Công ty CP TS &TM Thuận Phước ĐTC 1 lần/ngày

2 Công ty TNHH Bắc Đẩu ĐTC 1 lần/ngày

3 Công ty TNHH Hải Thanh ĐTC 1 lần/ngày

4 Công ty TNHH CBTP Danifoods ĐTC 1 lần/ngày

5 Công ty CP Procimex Việt Nam ĐTC 1 lần/ngày

6 Công ty CP đồ hộp Hạ Long ĐTC 1 lần/ngày

7 Công ty TNHH Khang Thông ĐTC 1 lần/ngày

8 Công ty CP Thủy sản Nhật Hoàng ĐTC 1 lần/ngày

9 Công ty TNHH TM & DV PUFONG ĐTC 1 lần/ngày

10 Công ty CB & XNKTS Miền Trung ĐTC 1 lần/ngày

11 Công ty TNHH TM Minh Nghĩa ĐTC 1 lần/ngày

12 Công ty TNHH Thái An ĐTC 1 lần/ngày

13 Công ty CP Thủy sản Đà Nẵng ĐTC 1 lần/ngày

14 Chi nhánh Công ty Cổ phần Đại Thuận ĐTC 1 lần/ngày 15 Công ty TNHH TM TS Hải Dương Thịnh ĐTC 1 lần/ngày 16 Công ty TNHH XNDTM Phước Tấn Phát ĐTC 1 lần/ngày

17 Công ty TNHH Thiên An Long ĐTC 1 lần/ngày

18 Trạm xử lý nước thải tập trung ĐTC 1 lần/ngày

Toàn bộ các doanh nghiệp không có lưu chứa qua ngày và lưu chứa trong thùng đúng tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của thành phố Đà Nẵng nên việc rò rỉ hay phát tán mất vệ sinh môi trường là không có.

b. Chất thải rắn sản xuất

Qua kết quả thu được từ khảo sát về hiện trạng quản lý chất thải rắn sản xuất tại các doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang được chỉ ra Bảng 3.4 cho thấy chất thải rắn sản xuất được chia làm hai loại: vỏ bao bì đựng các phụ gia phục vụ cho sản xuất sản phẩm như: vỏ phuy dầu ăn, hóa chất bảo quản thực phẩm, bìa carton, vỏ bao bì lỗi, các dụng cụ hỏng …., và chất thải từ quá trình chế biến

nguyên liệu như: vỏ và đầu tôm; nội tạng và mai mực; vây, vảy, đầu, nội tạng của cá. Số liệu khảo sát cho thấy phần lớn toàn bộ chất thải từ các loại vỏ bao bì hay dụng cụ hỏng hóc được các doanh nghiệp bán lại cho các công ty, cơ sở và cá nhân thu mua nhỏ lẻ dùng cho mục đích tái chế (sắt, thiếc, vỏ thùng carton….) hoặc tái sử dụng (vỏ can, chai lọ, thùng carton…) với tuần suất là 1 - 2 lần/tháng. Đây là thành phần chất thải ít gây ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên nếu bảo quản không tốt sẽ bị ô xy hóa, hoai mục do tiếp xúc với độ ẩm cao và nồng độ muối trong môi trường dẫn đến gây hư hỏng và rò rỉ ra bên ngoài.

Số liệu chỉ ra trong Hình 3.8 cho thấy tình trạng bố trí kho bãi tập kết loại chất thải trong khuôn viên nhà máy vẫn còn khoảng 40% doanh nghiệp chưa thực

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp thọ quang, thành phố đà nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp (Trang 29 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w