3.2.1. Đề xuất phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nước
Dựa vào những kết thu được qua quả khảo sát tại Nội dung 3.1, tôi đưa ra những đề xuất đối với từng nội dung về quản lý môi trường nước như sau:
-Các doanh nghiệp nên quy hoạch lại cán bộ bằng cách bố trí cán bộ có đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực môi trường để thực hiện việc quản lý cũng như vận hành hệ thống xử lý tại đơn vị mình hiệu quả hơn.
-Nên tạo điều kiện cho cán bộ có được cơ hội cải thiện và nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn về công tác quản lý cũng như kỹ thuật môi trường để có thể đáp ứng tốt được công việc.
-Đề xuất nghiên cứu để tính toán và cải tạo lại hệ thống xử lý cho phù hợp với tải trọng phát thải và có phương án dự phòng khi gặp sự cố đối với toàn bộ các hệ thống xử lý tại các doanh nghiệp. Đặc biệt tại trạm xử lý nước thải tập trung, nên cải tạo và mở rộng thêm hệ thống để đáp ứng được lưu lượng nước thải phát sinh hàng ngày. Nên cải tạo hệ thống theo hướng công nghệ xử lý tiên tiến và cao tải để đáp ứng kịp thời thải lượng ô nhiễm.
3.2.2. Đề xuất phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường chất thải rắn
Ngoại trừ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hàng ngày, số còn lại chất thải rắn sản xuất tại một số doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng mực, sau đây là một số đề xuất cho giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường chất thải rắn:
-Ban quản lý Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra công tác lưu chứa và thu gom của toàn bộ doanh nghiệp để từ đó hướng dẫn và phát hiện kịp thời những sai phạm về vấn đề này.
-Xây dựng cơ chế phối hợp đối với loại chất thải sản xuất như phế liệu của nguyên liệu. Ban quản lý Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang nên thu hút doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc hay bột cá vào sản xuất tại đây, phương án này vừa giải quyết vấn đề môi trường và kinh tế cho KCN.
-Có kế hoạch đào tạo về quản lý và lưu chứa rác thải nguy hại cho các doanh nghiệp một cách chuẩn mực theo quy định của pháp luật, bằng cách yêu cầu các đơn vị cử cán bộ chuyên trách và giao trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân. Đồng thời Ban quản lý Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang nên phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý địa phương (Chi cục bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường) về quản lý loại chất thải có nhiều tiềm ẩn và rủi ro cho môi trường này.
-Nên niêm yết công khai các doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ những quy định pháp luật về công tác bảo vệ môi trường trên những phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên hơn để nhằm góp phần xây dựng ý thức cho doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phải xây dựng cơ chế khuyến khích và khen thưởng thích hợp đối với những doanh nghiệp tuân thủ tốt trong công tác bảo vệ môi trường.
3.2.3. Đề xuất phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khí thải
Việc quản lý khí thải chưa được sát sao nên vẫn còn doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm túc và có đầu tư đúng cho xử lý loại chất thải này. Ban quản lý Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng nên:
- Phối hợp với các cơ quan quản lý có kế hoạch thanh kiểm tra khắt khe hơn và có chế tài đủ mạnh để doanh nghiệp phải chấp hành đúng như đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt ít phát thải vào môi trường như dầu DO, khí sinh học hoặc khí tự nhiên.
- Bảo dưỡng và bảo trì hệ thống lò đốt và xử lý khí thải theo định kỳ và đúng quy chuẩn kỹ thuật đề ra.
- Sử dụng cán bộ có chuyên môn giám sát và vận hành hệ thống.
Vì tác hại của khí thải là gây ảnh hưởng trực tiếp ngay đến súc khỏe (bệnh phổi và đường hô hấp) của người dân sống xung quanh khu công nghiệp và thành phố, do vậy cần thiết phải xử lý toàn bộ lượng khí thải này trước khi thải ra môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A.Kết luận
Qua nghiên cứu các nội dung được thực hiện trong luận văn, một số kết luận được rút ra như sau:
Về hiện trạng quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang:
- Hệ thống thu gom nước mưa và nước thải đã được tách riêng biệt.
- Hầu hết lưu lượng thải và nồng độ các thông số trong nước thải của các doanh nghiệp đều vượt so với khả năng tiếp nhận của trạm xử lý.
-Chất thải rắn còn nhiều doanh nghiệp chưa bố trí kho lưu chứa và thời hạn đúng nên dễ gây rò rỉ và mùi cho môi trường xung quanh.
- Hơn 50% doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn.
- Chưa bố trí hợp lý cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải tại doanh nghiệp.
Về đưa ra những giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại KCN:
-Luận văn đã đưa ra 03 nhóm giải pháp về quản lý nước thải, 04 giải pháp về quản lý chất thải rắn và 01 giải pháp về khí thải đều mang tính thực tế và dễ áp dụng. Những giải pháp này đưa ra đều dựa trên những kết quả thu được qua khảo sát cụ thể tại toàn bộ 18 doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang.
B. Kiến nghị
Xuất phát từ những kết luận mang tính thực tế ở trên, tôi đưa ra một số kiến nghị cho nghiên cứu này như sau:
-Về công tác quản lý môi trường nước phải đặc biệt quan tâm và cần có nghiên cứu chuyên sâu hơn về công nghệ xử lý để có phương án thích ứng đối với
từng loại hình nước thải của từng doanh nghiệp. Do các doanh nghiệp sản xuất thủy sản thường tiêu tốn nhiều nước và đặc thù không ổn định do nguồn nguyên liệu thay đổi nên hệ thống xử lý không thích nghi kịp và dẫn đến sốc hoặc quá tải.
-Về công tác quản lý chất thải rắn nên nghiên cứu thử nghiệm chỉ nên cho 01 hoặc 02 đơn vị thu gom sẽ hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://vasep.com.vn/.
2. Trần Văn Quang và các cộng sự. Đánh giá các trở ngại và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước thải cho Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang. Báo cáo đề tài thành phố Đà Nẵng, 2015.
3. Trần Văn Quang. Nghiên cứu xử lý nước thải từ quá trình chế biến thủy sản bằng quá trình bùn hoạt tính. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ Môi trường; Đại học Xây dựng Hà Nội, 1998.
4. Tran Van Quang. A Study on Increasing the Stabilization of the Wastewater Treatment from Fish and Seafood Processing. Proceeding: Vietnam- Korea Workshop on Environ.technology in water prevention. Hanoi 2004.
5. Phạm Văn Thọ. Nghiên cứu thực nghiệm tách dầu mỡ và chất rắn lơ lửng trong nước thải chế biến thủy sản KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang bằng phương pháp tuyển nổi. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ Môi trường; Đại học Đà Nẵng 2014.
6. Đỗ Văn Mạnh, Trương Thị Hòa. Nghiên cứu tiền khả thi “Đề án thử nghiệm cải thiện chất lượng nước từ cơ sở xử lý nước thải và vận hành cơ sở này trong các nhà máy chế biến thủy sản” trong dự án của Bộ Môi trường Nhật Bản. 2014.
7. Nguyễn Thị Linh, Đỗ Văn Mạnh, Lê Xuân Thanh Thảo. Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải chế biến thủy sản tại một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Thọ Quang thành phố Đà Nẵng. Đề tài Cơ sở chọn lọc, 2015. Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
8. Phạm Văn Long. Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ Khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông lâm, Hồ Chí Minh, 2012
9. Nguyễn Văn Thịnh. Nghiên cứu và áp dụng công cụ kiểm toán chất thải trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, 2013.
10. Kiều Thị Kính. Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý chất lượng nguồn nước tại khu vực âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, 2013.
11. Dương Gia Đức. Nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản (Surimi) bằng mô hình kỵ khí (UASB) và mô hình hiếu khí (SBR). Kỷ yếu hội nghị sinh viên NCKH; Đại học Đà Nẵng, 2010.
12. Nguyễn Văn Lợi. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Hybrid (Lọc sinh học–Aerotank) trong xử lý nước thải thuỷ sản tại Đà Nẵng. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ Môi trường; Đại học Đà Nẵng, 2013.
13. Nguyễn Hoàng Dung. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý nước thải công nghiệp tại thành phố Đà nẵng và đề xuất giải pháp kiểm soát. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ Môi trường; Đại học Đà Nẵng, 2014.
14. Quốc Bảo. Nhìn lại 5 năm phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế. Báo cáo, 2015.
15. Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
16. Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
17. QCVN 11: 2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
18. Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
19. Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT;
20. Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
21. Quyết định số 1502/QĐ-TCMT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường;
22. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
23. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
24. Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
25. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
26. Quyết định số 789/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020;
27. Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và khu đô thị đến năm 2020;
28. Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050;
29. Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
30. Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
31. Thông tư số 13/2007/TT-BX của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
32. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về QLCTNH;
33. Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp.
34. Phạm Ngọc Đăng (1992). Ô nhiễm môi trường không khí đô thị khu công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
35. Asit K.Biswas (1996). Water resources: Environmental planning, Management and Development. McGraw-Hill. USA.
36. Steven C., Chapa (1998). Surface water –Quality modeling. USA.
37. Peter Morris, Riki Therivel (1995). Method of environmental impact assessment. UBC Press/Vancouver.
38. Mohammad Ghasemian, Parinaz Poursafa, Mohammad Mehdi Amin, Mohammad Ziarati, Hamid Ghoddousi, Seyyed Alireza Momeni, and Amir Hossein Rezaei (2012). Environmental Impact Assessment of the Industrial Estate Development Plan with the Geographical Information System and Matrix Methods. J Environ Public Health. 2012: 407162.
39. http://www.uarctic.org/organization/thematic-
networks/environmental-impact-assessment-of-industry-contaminated- areas/Environmental Impact Assessment of Industry Contaminated Areas.
40. http://www.designingbuildings.co.uk/wiki/Environmental_impact_assessment_ EIA (2015). Environmental impact assement EIA. impact