Liên Hợp Quốc (2006) Báo cáo nghiên cứu của Tổng thư ký Liên Hợp quốc

Một phần của tài liệu Essential-Services-Package-vn (Trang 146 - 147)

về Bạo lực với Phụ nữ A/61/122/Add.1. 2 WHO, Ước tính Tồn cầu và Khu vực về Bạo lực với Phụ nữ, tr. 2 (“Chỉ tính phụ nữ từ 15 tuổi trở lên, để phân biệt bạo lực với phụ nữ và lạm dụng tình dục trẻ em.” tr.12), truy cập tại http://apps.who.int/iris/ bitstre am/10665/85239/1/9789241564625_eng.pdf.

Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái mang tính hệ thống, rộng khắp và có nguồn gốc sâu xa từ văn hố. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc từng nhận xét bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái lan tràn như một dịch bệnh.1 Theo một báo cáo rà sốt tồn cầu năm 2013 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 35% phụ nữ trên toàn thế giới từng bị bạo lực thể chất và/hoặc bạo lực tình dục do chồng/bạn tình hoặc bạo lực tình dục do người khơng phải là chồng/bạn tình gây ra.2 Bạo lực đối với phụ nữ có nhiều hình thức. Bạo lực do

chồng/bạn tình hoặc bạo lực tình dục do người khơng phải chồng/bạn tình gây ra là một trong những hình thức bạo lực phổ biến và ngấm ngầm nhất nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới. Ngoài ra, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái bao gồm sự gây hại và ngược đãi về tâm lý và cảm xúc, quấy rối tình dục, tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, sự ngược đãi vì lời phán của phù thuỷ hay là kết quả thực hành ma thuật, tục giết phụ nữ và trẻ em gái ‘vì danh dự’, bn bán phụ nữ và trẻ em gái, giết trẻ sơ sinh

1.2

BỐI CẢNH

gái và những tập quán có hại khác. Thuật ngữ “bạo lực đối với phụ nữ” bao gồm bạo lực đối với trẻ em gái, đặc biệt là những em có thể được hưởng lợi từ các dịch vụ thiết yếu được tạo ra cho phụ nữ, như được đề cập trong Hướng dẫn này.

Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái gây ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đến hạnh phúc, sức khoẻ và sự an toàn của phụ nữ và trẻ em gái. Bạo lực ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, làm giảm năng suất lao động của phụ nữ và trẻ em gái và gây ra những hậu quả kinh tế, ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển của xã hội cũng như của quốc gia. Đó là một trở ngại cho sự phát triển bền vững. Đã có những cam kết rộng rãi ở cấp toàn cầu trong những thập kỷ qua để ứng phó và ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Việc thông qua Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và đưa Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) số 5, chỉ tiêu 5.2 vào để loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong cả khu vực công và khu vực tư cũng như các chỉ tiêu khác của SDG liên quan đến việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ đã tái khẳng định

cam kết này. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ và trẻ em gái vẫn không hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ sự hỗ trợ và các dịch vụ giúp bảo đảm an toàn cho họ và giải quyết những hậu quả ngắn hạn và dài hạn do bạo lực gây ra. Do đó, cam kết của chính phủ về giải quyết bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái ở cấp trung ương và cấp địa phương đóng vai trị then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình tồn cầu.

Nghĩa vụ quốc tế về hành động tích cực địi hỏi các quốc gia có biện pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa, điều tra và khởi tố các vụ việc bạo lực nhằm vào phụ nữ.3 Nghĩa vụ này bao gồm các biện pháp hiệu quả để ứng phó với từng vụ việc bạo lực, cũng như để giải quyết các nguyên nhân mang tính cấu trúc và hậu quả của bạo lực. Để đạt được các mục tiêu này, Nhà nước phải bảo đảm các khung chính sách và pháp luật toàn diện, hệ thống tư pháp và hành pháp có trách nhiệm giới, sự sẵn sàng của các dịch vụ y tếv và xã hội, các hoạt động nâng cao nhận thức và bảo đảm chất lượng của tất cả các biện pháp can thiệp.

1.3

MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI

Mục đích của Hướng dẫn thực hiện này là đưa ra cách tiếp cận có cấu trúc cho việc lập kế hoạch và thực hiện Gói dịch vụ thiết yếu một cách có hệ thống. Việc này có mục đích nhằm hỗ trợ các quốc gia trong việc triển khai, thực hiện và thúc đẩy lồng ghép các hướng dẫn về chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ của từng dịch vụ thiết yếu. Mọi khía cạnh thực hiện cần được tiến hành ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Ngồi ra, Hướng dẫn này có thể được các cơ quan của Liên hợp quốc tham gia xây dựng Chương trình Tồn cầu, sử dụng, nhằm hướng dẫn cho các cơ quan này trong việc hỗ trợ các quốc gia thực hiện và để theo dõi, cải tiến và duy trì lồng ghép Gói dịch vụ thiết yếu trong cộng đồng dựa trên nhu cầu và điều kiện của địa phương, cũng như trong bối cảnh của quốc gia.

Hướng dẫn này đưa ra khuôn khổ và xác định các hoạt động chính góp phần tạo nên thành công của việc thực hiện. Hướng dẫn áp dụng được cho nhiều tổ chức cấp quốc gia liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực, bao gồm cảnh sát, tư pháp, y tế, dịch vụ xã hội, các cơ quan phối hợp và các tổ chức phi chính phủ

về quyền phụ nữ. Hướng dẫn này, giống như Gói dịch vụ thiết yếu, chủ yếu dành cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng và điều chỉnh bởi bất kỳ nước nào, tùy thuộc vào các nền văn hoá khác nhau và các cách tiếp cận truyền thống đến tư pháp, hành pháp, y tế, dịch vụ xã hội và việc điều phối.

Mặc dù ghi nhận rằng Hướng dẫn thực hiện này được thiết kế cho các quốc gia với bối cảnh khác nhau và sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ và các ngành khác nhau sử dụng, cho nên các khái niệm trong tài liệu này được định nghĩa chung và khơng khuyến khích mơ hình cụ thể nào. Tuy nhiên, các tổ chức nhà nước và phi nhà nước được khuyến khích áp dụng phương pháp tiếp cận đa ngành có điều phối và tồn diện, đã cho thấy có hiệu quả hơn trong việc ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái so với cách tiếp cận riêng lẻ. Việc thực hiện thành cơng các dịch vụ thiết yếu địi hỏi hành động ở tất cả các cấp chính quyền cũng như sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự. Vì lý do đó, Hướng dẫn này bao gồm các hoạt động thực hiện ở cả cấp trung ương và cấp địa phương.

Một phần của tài liệu Essential-Services-Package-vn (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)