1. Đảm bảo một khung chính sách tồn diện cho tất cả các cấp khác nhau như cấp quốc gia, đa ngành, từng ngành và tổ chức.
2. Lồng ghép hiểu biết chung về bạo lực đối với phụ nữ lấy nạn nhân/người trải qua bạo lực làm trung tâm và dựa trên cơ sở các nguyên tắc về quyền con người và sự cần thiết về trách nhiệm giải trình của người phạm tội.
3. Làm rõ các yếu tố bên trong tổ chức như nhân viên, quy trình, thủ tục và văn hố tổ chức cũng như các mối quan hệ mang tính tổ chức cần có để hợp tác và điều phối.
4. Lồng ghép các chính sách về bạo lực đối với với phụ nữ vào các cam kết chính sách lớn hơn về bình đẳng giới và quyền con người.
5. Lồng ghép các chính sách ngành và chính sách điều phối vào Kế hoạch hành động và chính sách quốc gia nhằm xố bỏ bạo lực đối với phụ nữ. 6. Xây dựng cam kết chính sách bằng cách:
a. Truyền thơng chính sách tới tất cả các bên liên quan;
b. Xem xét các biện pháp khuyến khích nhằm đạt được sự thống nhất hợp tác giữa các cơ quan; c. Xác định vai trò chủ chốt của nạn nhân/người trải
qua bạo lực và những người ủng hộ họ.
Các nguồn hữu dụng
√ UN Women, Sổ tay Kế hoạch hành động quốc gia về bạo lực với phụ nữ, truy cập tại http://www.un.org/womenwatch/daw/ handbook-for-nap-on-vaw.pdf
√ UN Women, Trung tâm tri thức trực tuyến về chấm dứt bạo lực với phụ nữ, truy cập tạiwww.endvawnow.org.
√ UNODC, Hướng dẫn hành động: Kế hoạch thực hiện dành cho hệ thống tư pháp hình sự để phịng ngừa và ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Chương C.1 ,Các chính sách, chương trình, hướng dẫn và quy tắc ứng xử, truy cập tại http://www. unodc.org/documents/justice-and-prison- reform/Strengthening_Crime_Prevention_and_Criminal_Justice_Responses_to_Vio- lence_ against_Women.pdf
12