Hình cắt: là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng cắt đi phần vật thểở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.

Một phần của tài liệu MĐ 23 KT SC VỎ XE Ô TÔ (Trang 84 - 89)

4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:.

4.3.2Hình cắt: là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng cắt đi phần vật thểở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.

4.3.2.1Phân loại hình cắt.

Các hình cắt được chia ra như sau:

- Hình cắt đứng, nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (hình 4.42).

Hình 4.42

- Hình cắt bằng, nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (hình 4.43).

Hình 4.43

- Hình cắt dọc, nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh(hình 4.44).

Hình 4.44

- Hình cắt phức tạp, nếu dùng hai mặt phẳng cắt trở lên. Hình cắt phức tạp được chia ra:

+ Hình cắt bậc, nếu các mặt cắt song song với nhau (A-A hình 4.45). + Hình cắt xoay, nếu các mặt phẳng cắt giao nhau (A-A hình 4.46).

Hình 4.45 Hình 4.46

Để thể hiện cấu tạo bên trong một phần nhỏ của vật thể, người ta dùng hình cắt riêng của bộ phận đó, gọi là hình cắt riêng phần (hình 4.47).

Hình 4.47

Để giảm bớt số lượng hình biểu diễn, cho phép trên một hình biểu diễn có thể ghép một phần hình chiếu với một phần hình cắt hoặc ghép các phần cắt với nhau (hình 4.48).

Hình 4.48 4.3.2.2 Ký hiệu và qui ước về hình cắt.

Trên các hình cắt cần có những ghi chú về vị trí mặt phẳng cắt, hướng nhìn và ký hiệu tên hình cắt.

- Vị trí mặt phẳng cắt được đánh dấu bằng nét cắt (nhát cắt). Nét cắt đặt ở vị trí bắt đầu, kết thúc và chỗ giao nhau của các mặt phẳng cắt.

- Nét cắt đầu và nét cắt cuối đặt bên ngoài hình biểu diễn và có mũi tên chỉ hướng chiếu, bên cạnh mũi tên có ký hiệu bằng chữ cái in hoa.

- Phía trên hình cắt có ghi ký hiệu bằng hai chữhoa tương ứng với chữ ghi ở cạnh mũi tên. Giữa các chữ có gạch nối, dưới các chữ có gạch chân.

Dưới đây là những qui định cho từng loại hình cắt:

Trong mọi trường hợp, hình cắt bậc và hình cắt xoay đều phải có ghi chú về hình cắt.

Trong các trường hợp trên, nếu mặt phẳng cắt đồng thời là mặt phẳng đối xứng của vật thể thì không cần ghi chú gì về hình cắt.

Trên các hình cắt, các phần tử như nan hoa của vô lăng, thành mỏng, gân v.v. được qui định không vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt của chúng, khi chúng bị cắt dọc (hình 4.49). Nếu trên các phần tử này có lỗ, rãnh v.v. cần phải thể hiện thì dùng hình cắt riêng phần (hình 4.50). Hình 4.49 Hình 4.50 4.3.2.3 Cách vẽ và cách đọc hình cắt a. Cách vẽ hình cắt. Tuỳ theo đặc điểm, cấu tạo và hình dạng của phần vật thể mà chọn loại hình cắt cho thích hợp. Khi vẽ, trước hết phải xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hình dung được phần vật thể còn lại để vẽ hình cắt rồi vẽ theo trình tự sau (hình 4.51).

- Vẽcác đường bao ngoài của vật thể (hình 4.51a)

- Vẽ phần cấu tạo bên trong của vật thểnhư lỗ, rãnh (hình 4.51b). - Các đường gạch ký hiệu vật liệu trên mặt cắt (hình 4.51c). - Viết ghi chú cho hình cắt nếu có.

a. b. c.

b. Cách đọc hình cắt.

Cách đọc hình cắt cũng tương tự như cách đọc hình chiếu. Song cần chú ý đặc điểm của hình cắt là dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thểđể thể hiện hình dạng bên trong của vật thể. Trình tựđọc hình cắt như sau:

- Xác định vị trí mặt phẳng cắt phải căn cứ vào ghi chú về hình cắt mà xác định vị trí của mặt phẳng cắt. Trường hợp không có ghi chú về hình cắt thì mặt phẳng cắt được xem như trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và song song với mặt phẳng hình chiếu. Ví dụ hình 4.52, hình cắt đứng có mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng.

Hình 4.52

- Hình dung hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể, căn cứ theo các đường gạch gạch trên hình cắt để phân biệt cấu tạo bên trong và phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt. Để hình dung hình dạng bên trong của vật thể, ta kết hợp dùng cách phân tích hình dạng với cách gióng đối chiếu giữa các hình biểu diễn như hình 4.53a, b. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. b.

- Hình dung toàn bộ hình dạng của vật thể sau khi phân tích hình dạng của từng phần phải tổng hợp lại để hình dung toàn bộ vật thể (hình 4.54).

Hình 4.54

4.3.3 Mặt cắt: là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt vật thể. Mặt phẳng cắt phải chọn sao cho các mặt cắt

Một phần của tài liệu MĐ 23 KT SC VỎ XE Ô TÔ (Trang 84 - 89)