2. Dung sai của các kích thước còn lai: H12, h
5.3.1 Truyền động cơ khí.
Các ký hiệu qui ước của trên sơ đồ hệ thống truyền động cơ khí được qui định trong TCVN 15-85. Hình vẽ của sơ đồđộng được vẽ theo dạng khai triển, nghĩa là tất cả các trục, các cơ cấu được qui định vẽ triển khai trên cùng một mặt phẳng.
Ví dụ cơ cấu truyền động bánh răng gồm ba trục I, II và III được biểu diễn như hình 5.28 hoặc như hình 5.29. Trong sơ đồ hình 5.29 trục III được xem như quay về cùng mặt phẳng với trục I và trục II.
Hình 5.28 Hình 5.29
Các phần tửđược đánh số lần lượt theo thứ tự truyền động bằng chữ số Ả-rập, các trục được đánh số bằng chữ số La-mã. Phía dưới các chữ sốđó có ghi các thông số chỉ đặc tính cơ bản của phần tửđánh số.
Hình 5.30 là sơ đồ động của máy khoan đơn giản.
Động cơ điện có công suất 13KW và số vòng quay n = 960 vòng/ phút có trục I lắp bánh đai 2. Qua đai tuyền 3 và khối bánh đai lồng trên trục II làm trục II quay theo bốn tốc độ khác nhau (mũi khoan sẽ lắp với bộ phận gá 13 ở trên trục II).Trục II được nâng lên hay hạ xuống nhờ cơ cấu bánh răng - thanh răng 11 lắp trên trục II.
Cơ cấu này chuyển động được là nhờ các cơ cấu ăn khớp bánh răng khác, bắt đầu từ bánh răng chủ động 6. Bánh răng 6 được ắp trượt trên trục II bằng then dẫn 5.
Nếu bánh răng chủ động ăn khớp với bánh răng bị động 7 cố định trên trục III thì sẽ làm cho trục III quay. Nhờ sự di chuyển của ren 19 làm cho hai khối bánh răng 8,9,10 và 10,22,23 ăn khớp với nhau và trục IV sẽ quay với
ba tốc độ khác nhau. Hình 5.30
Trục V quay nhờ cặp bánh răng 20 và 21 ăn khớp, trục VI quay nhờ cặp bánh răng côn 18 và 17 ăn khớp. Qua bộ truyền trục vít 14 và bánh vít 16, bánh răng 15 quay theo, do đó thanh răng 11 chuyển động lên xuống. Thanh răng lắp cốđịnhtrên ống 12 còn ống 12 được lồng vào trục II.