trên khung Boehler, bó tương tự, đến cổ chân-bàn chân thì nhớ rút bỏ băng quấn cố định vào khung khi kéo nắn, nếu để quên dễ gây chèn ép.
VI. THEO DÕI
- Nhẹ thì điều trị ngoại trú.
- Sưng nề nhiều hoặc có tổn thương phối hợp thì theo dõi điều trị nội trú.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Hội chứng chèn ép khoang rất hay gặp: theo dõi sát để phát hiện sớm, chuyển mổ cấp cứu giải ép khoang, XỬ TRÍ mạch máu theo tổn thương, kết hợp xương.
- Bỏ sót băng buộc vòng quanh ở cổ chân khi nắn bó bột trên khung Boehler: cách đề phòng tốt nhất là đặt dây rạch dọc ở trong cùng, khi rạch tiến hành rạch từ trên xuống dưới, nửa chừng thì rạch từ dưới lên trên, khi 2 đường rạch gần gặp nhau thì túm cả 2 đầu dây kéo lên mà rạch nốt. Khi cầm dây rạch dọc kiểm tra, nếu dây còn nguyên vẹn không bị đứt, nghĩa là bột đã được rạch không sót dù chỉ là 1 sợi gạc.
11. BỘT ĐÙI - CẲNG - BÀN CHÂN I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG
- Bột đùi - cẳng - bàn chân (Gouttière) là loại bột bó từ gốc đùi đến khớp bàn-ngón các ngón chân.
- Bột đùi - cẳng - bàn chân được giới hạn bởi:
+ Phía trên: bên ngoài là cực dưới của mấu chuyển lớn xương đùi, bên trong là dưới nếp bẹn chừng 2 cm.
+ Phía dưới là khớp bàn-ngón các ngón chân (giống như bột cẳng - bàn chân).
- Bột đùi - cẳng - bàn chân được sử dụng chủ yếu trong các thương tích vùng gối, cẳng chân. - Để chống di lệch xoay, người ta bó bột đùi - cẳng - bàn chân có que ngang.
- Bột Đùi - cẳng - bàn chân là 1 bột lớn, phải bó 2 thì, cần có nhiều người tham gia.
II. CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy đầu dưới xương đùi (1 hoặc 2 lồi cầu xương đùi, liên lồi cầu). 2. Gẫy đầu trên xương cẳng chân (mâm chầy, chỏm hay cổ xương mác). 3. Gẫy xương cẳng chân (1 hoặc 2 xương ở mọi vị trí, trừ mắt cá).
4. Gẫy kín hoặc gẫy hở độ I theo Gustilo.
5. Sau một số phẫu thuật vùng đùi, gối, cẳng chân (gẫy xương, viêm xương...).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở độ II trở lên.
2. Có tổn thương mạch máu, thần kinh, có hội chứng chèn ép khoang.
IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện 1. Người thực hiện
Chuyên khoa chấn thương: 4 (1 chính, 2 trợ thủ viên). Người bệnh gây mê: chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (1 gây mê, 1 phụ mê).
2. Phương tiện
- Bàn nắn:
+ Trường hợp đơn giản, ít lệch: bàn nắn bình thường (như bàn nắn bó bột Cẳng - bàn chân). Cần 1 độn gỗ để kê dưới khoeo người bệnh.
+ Trường hợp khó, phức tạp: bàn nắn chỉnh hình có hệ thống kéo và căng chỉnh (bàn Pelvie). - Thuốc gây tê hoặc gây mê: tùy theo người bệnh là trẻ em hay người lớn, thể hình to hay bé để dự trù lượng thuốc dùng cho hợp lý. Kèm theo là các dụng cụ để gây tê, gây mê, hồi sức...Nắn xương cẳng chân rất vất vả do nhiều cơ lớn và khỏe, nên nhiều trường hợp phải gây mê, thậm chí còn phối hợp thuốc giãn cơ.
- Bột thạch cao: bột đùi - cẳng - bàn chân là 1 bột lớn, nên cần dùng bột khổ lớn. Số lượng chừng 8-10 cuộn. Trong đó: 4 - 5 cuộn khổ 20 cm, 3-4 cuộn khổ 15 cm.
- Các dụng cụ khác tương tự như để bó bột khác đã nêu ở các bài trên.
3. Người bệnh
Thăm khám kỹ, giải thích kỹ, vệ sinh sạch sẽ, nhịn ăn nếu gây mê.
4. Hồ sơ
Ghi cẩn thận, đầy đủ. Gây mê nắn: cần có cam kết chấp nhận thủ thuật.