ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY BENNETT I ĐẠI CƯƠNG

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU “HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH NGOẠI KHOA- CHUYÊN KHOA NẮN CHỈNH HÌNH, BÓ BỘT” (Trang 72 - 73)

- Bước 4: Rạch dọc bột và băng giữ ngoài bột: có thể rạch bột từ trên xuống hoặc từ dướ

32. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY BENNETT I ĐẠI CƯƠNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Gẫy Bennett là loại gẫy nền xương bàn I với đặc điểm: đường gẫy qua mặt khớp làm gẫy rời một mảnh xương nhỏ ở phía bờ trụ mà mảnh xương này vẫn nằm nguyên tại vị trí quan hệ khớp với xương thang, trong khi xương bàn I thì trật ra bờ quay và lên trên.

- Gẫy Bennett là loại gẫy kèm trật khớp, nên nếu nắn không kết quả cần chuyển mổ sớm, nhằm đặt lại khớp, phục hồi tốt nhất giải phẫu cũng như trả lại chức năng đặc biệt của ngón cái, một trong hai gọng kìm để thực hiện động tác lao động, sáng tạo tinh vi của bàn tay.

II. CHỈ ĐỊNH

Chỉ định nắn bó bột với hầu hết các trường hợp gẫy kín, đến sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Gẫy hở.

- Gẫy có tổn thương mạch máu, thần kinh.

IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện 1. Người thực hiện

- Chuyên khoa chấn thương: 3 người (1 chính, 2 phụ).

- Với trường hợp có gây mê: cần thêm 1 bác sỹ, 1 kỹ thuật viên gây mê.

2. Phương tiện

- Bàn nắn thường.

- Thuốc tê hoặc thuốc mê.

- Bột thạch cao 3-4 cuộn cỡ 10 cm.

- Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương.

- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật, để người bệnh khỏi bị bất ngờ, động viên để họ yên tâm, hợp tác tốt với thầy thuốc. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.

- Được vệ sinh sạch sẽ vùng xương gẫy, cởi hoặc cắt bỏ tay áo bên tay gẫy.

- Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.

4. Hồ sơ

- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí,những điều dặn dò và hẹn khám lại.

- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Người bệnh 1. Người bệnh

- Nằm ngửa, cẳng bàn tay để nghiêng phía trụ xuống dưới hoặc để nửa sấp.

- Được cởi bỏ áo bên gẫy, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng, thường chỉ cần gây tê là đủ (01 ống Lidocaine hoặc Xylocaine 1% pha loãng trong 05 ml nước cất hoặc huyết thanh mặn 0,9%).

- Một đai vải đối lực đặt trên khuỷu, sát khuỷu.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU “HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH NGOẠI KHOA- CHUYÊN KHOA NẮN CHỈNH HÌNH, BÓ BỘT” (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)