SDG 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển

Một phần của tài liệu Ra soat quoc gia tu nguyen thuc hien ...-VN (Trang 69 - 71)

6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM

6.14.SDG 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển

triển bền vững

(1) Rà soát những chính sách chính có liên quan tới SDG 14

Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực tham gia các Hiệp ước môi trường đa phương trong đó

có các hiệp ước liên quan đến vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo95.

Nhằm thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế, Việt Nam đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên biển, hải đảo. Trước hết, đó là các luật như Luật BVMT, Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo, Luật Thủy sản cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn việc thực hiện chi tiết các luật này.

Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT và các văn bản như Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, Chiến lược quốc gia về ĐDSH, Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020… đã đặt ra nhiều mục tiêu phù hợp với SDG 14, góp phần xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa; nhân rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng; phục hồi; tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác thủy sản nội địa và quản lý nghề cá theo hướng bền vững và hiệu quả.

Các nội dung về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Việt Nam đã luật hóa trong Luật Thủy sản vừa được Quốc hội thông qua vào ngày 21/11/2017 đồng thời cũng đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến năm 2025.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu những văn bản chuyên biệt quy định một cách hệ thống đối với vấn đề quản lý và kiểm soát chất thải trên biển. Việc quản l{ ĐDSH biển nói riêng còn có những quy định trùng lặp, chồng chéo thậm chí mâu thuẫn. Chính sách, thể chế quản lý nghề cá hiện còn nhiều bất cập; việc thực thi pháp luật có hiệu quả chưa cao; năng lực kiểm soát sản lượng lên bến, chứng nhận xuất xứ sản phẩm thủy sản khai thác chưa hiệu quả. Một số mục tiêu cụ thể của SDG 14 không khả thi hoặc

chưa được quy định trong văn bản của Việt Nam96.

(2) Những kết quả chính trong thực hiện SDG 14

Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm biển, quản lý và bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển và khai thác, phát triển thủy sản theo các mục tiêu đưa ra trong các văn bản chiến lược, chính sách.

Chất lượng nước biển ven bờ cũng như biển khơi vẫn còn khá tốt (Xem Hình 20), nhưng tiềm ẩn nguy cơ bị ô nhiễm vì khu vực cửa sông, ven bờ vẫn tiếp nhận chất thải cư dân và hoạt động sản xuất.

95 Đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL)

1973/1978, Công ước về ĐDSH (CBD) 1992.

96 Có những mục tiêu như SDG 14.1 ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, 14.3 giảm thiểu và xử

lý tác động của a-xít hóa đại dương đặt ra là khó khả thi cho Việt Nam, đặc biệt là mục tiêu 14.3 khi mà hiện nay chưa có văn bản nào quy định về vấn đề a-xít hóa đại dương. Các văn bản chiến lược, quy hoạch, chương trình về phát triển thủy sản có đưa ra mục tiêu giảm số lượng tàu khai thác hải sản, định hướng chung về chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi, tuy nhiên, chưa đề cập trực tiếp đến việc phải chấm dứt các hình thức khai thác tài nguyên biển quá mức.

Hình 20. Diễn biến hàm lượng dầu mỡ khoáng trung bình trong nước biển ven bờ tại một số khu vực đô thị ven biển giai đoạn 2012-2016

mg/L 1,6 1,4 1,2 1 0,8 0,6 0,4 0,2 0 Cáng Chân Mây Cáng Âu thuyen Liên Chieu Tho Quang

Cáng Tiên Sa Cáng Kz Hà Cáng Cáng Sao Mai – Ben Đình V…nh Ha Long - Bái TN Long Bien Thu¾n An Bien Bãi Rang V…nh Vi¾t Thanh Bien Quy Nhơn Bien Can Giè

Bãi Sau Bãi Trưéc Dung Quat Quy Nhơn

ThNa Thiên Hue

Đà Nang Quáng Nam Quáng Ngãi Bình Đ…nh ThNa Thiên Hue

Quáng Nam Quáng Ngãi Bình Đ…nh Bà R…a – Vũng Tàu Tp. Ho Chí Minh Bà R…a Vũng Tàu Quáng Ninh

Khu vNc cáng bien Khu vNc bãi tam

2012 2013 2014 2015 2016 QCVN 05:2013 BTNMT (TB năm)

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2016

Công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá ĐDSH tại các vùng biển, đảo Việt Nam đã được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hệ sinh thái thảm cỏ biển đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái với khoảng 100 loài sinh vật biển có nguy cơ đe dọa và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN để yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ (năm 2015).

Hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Sự suy thoái này thể hiện rõ nét nhất qua sự suy giảm nhanh chóng về diện tích và chất lượng các khu rừng ngập mặn. Việt Nam đã mất đi 67% diện tích rừng ngập mặn so với năm 1943. Với thực trạng hầu hết các hệ sinh thái biển đã và đang đứng trước chiều hướng suy thoái nghiêm trọng trong khi nguồn lực có hạn như hiện nay, khả năng đạt được mục tiêu SDG 14.2 đến 2030 là rất khó khăn.

Việt Nam đã thành lập được 10 khu bảo tồn biển. Tổng diện tích các khu bảo tồn biển Việt Nam được quy hoạch là 270.272 ha, chiếm khoảng 0,24% tổng diện tích vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, với tốc độ thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn như hiện nay, việc đạt được mục tiêu của quy hoạch cũng còn nhiều khó khăn, chưa kể đến nếu so với mục tiêu SDG 14.5 “Đến năm 2030, diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên”, thì việc hoàn thành mục tiêu này là vô cùng thách thức. Đối với các khu bảo tồn biển đã thành lập, việc duy trì hoạt động cũng là thách thức lớn bởi nguồn tài chính hạn chế.

Có khoảng trên 70% số lượng tàu thuyền ở Việt Nam hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ, chiếm khoảng 35% tổng lượng khai thác hải sản. Tuy nhiên, vùng này chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế trong khi đây chính là vùng khai thác truyền thống của Việt Nam nên luôn bị quá mức và sức ép khai thác ở vùng này vẫn ngày một gia tăng. Số lượng tàu thuyền quá đông, tình trạng tự do tham gia đánh bắt của các tàu cỡ nhỏ, việc không kiểm soát được sự gia tăng của số lượng tàu thuyền nên đã xảy ra sự mất cân đối giữa năng lực khai thác và khả năng của nguồn lợi. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác ngày càng giảm dần. Mặc dù tổng sản lượng khai thác biển tăng liên tục từ 2220 nghìn tấn năm 2010 lên 3191 nghìn tấn năm 2017, nhưng năng suất bình quân (tấn/cv/năm) lại thể hiện khuynh hướng giảm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ra soat quoc gia tu nguyen thuc hien ...-VN (Trang 69 - 71)