SDG 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì

Một phần của tài liệu Ra soat quoc gia tu nguyen thuc hien ...-VN (Trang 77 - 79)

6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM

6.17.SDG 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì

phát triển bền vững

(1) Rà soát những chính sách chính có liên quan tới SDG 17

Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư, Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kz 2011-2020, định hướng đến năm 2030, như là nền tảng quan trọng trong xây dựng chính sách hợp tác, đối tác và phát triển thương mại toàn cầu. Việt Nam cam kết xúc tiến hệ thống thương mại đa phương cho mọi người, tuân thủ theo quy định của WTO, bao gồm cả việc thông qua kết luận đàm phán của Chương trình nghị sự Phát triển Doha. Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ ngoại thương, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và cạnh tranh với các nền kinh tế mới nổi trên thế giới thông qua các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương như CPTPP, FTA.

Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035101 với giải pháp dịch chuyển cơ cấu trong bốn lĩnh vực: (i) cải cách thể chế từ nền

kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường; (ii) dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang chế biến và dịch vụ; (iii) giải quyết vấn đề dịch chuyển cơ cấu dân số từ nông thôn ra thành thị và (iv) chuyển đổi từ nền

kinh tế dựa trên xuất khẩu sang nền kinh tế hội nhập sâu.102

Việt Nam đã bắt đầu xây dựng thể chế và khung pháp lý cho PPP từ năm 1992 với hình thức khởi đầu là BOT và Luật Đầu tư 1992, với 3 lần sửa đổi luật sau đó. Năm 2010, Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành nhưng chưa có sự nhất quán về BOT và PPP. Sau đó, năm 2015, Nghị định 15 của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức PPP ra đời đã làm rõ cơ chế BOT và BTO nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hạ tầng. Nghị định cũng tạo khuôn khổ để đưa cơ chế PPP phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tháng 5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63 nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập của Nghị định 15 về các vấn đề liên quan đến quy định dự án PPP, đặc biệt là quy định về chủ trương đầu tư dự án PPP; nguồn lực tài chính bố trí để chuẩn bị dự án và phần Nhà nước tham gia vào các dự án PPP; năng lực của các tổ chức đầu mối, cán bộ thực hiện dự án PPP...

(2) Những kết quả chính trong thực hiện SDG 17

Chính phủ Việt Nam đã đạt được bước tiến trong hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của quốc gia.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 187 nước, trong đó có 26 nước là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế, thương mại với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và toàn cầu. Việt Nam trở thành tâm điểm của liên kết kinh tế khu vực với mạng lưới FTA gồm 59 đối tác, trong đó có cả 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an LHQ, 15 nước nhóm G20, tạo sự đan xen về lợi ích và khuôn khổ hợp tác sâu rộng và dài hạn với các đối tác quan trọng.

Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16 FTA. Trong số 16 FTA này có 10 FTA đã được thực thi (6 trong 10 FTA này được thực thi với tư cách là thành viên ASEAN, 4 FTA còn lại là với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc và EEC); 2 FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA); 4 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),

101Văn bản số 311/VPCP-TH ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về Chương trình công tác của Chính phủ.

FTA ASEAN-Hồng Kông, FTA với Isarel và với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA). Ngày 8/3/2018, Việt Nam chính thức ký Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa 11 nước. Tự do hoá thuế quan Việt Nam đạt kết quả khả quan, thông qua các FTA và các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế. Thông qua việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ hàng năm về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam đã có những cải cách đáng kể trong thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu quốc tế. Thời gian thực hiện các thủ tục hải quan được rút ngắn đáng kể bởi 100% quy trình, thủ tục hải quan đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc thông qua triển khai Hệ thống thông quan điện tử; thanh toán thuế xuất nhập khẩu cũng được thực hiện bằng phương thức điện tử. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các giải pháp hiệu quả để thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu trong khuôn khổ các FTA.

Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao của LHQ về thuận lợi hóa trung chuyển, thương mại và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triên bền vững, đóng góp hiệu quả vào những vấn đề thuộc quan tâm chung của khu vực và quốc tế là tăng cường thuận lợi hóa thương mại, hướng tới phát triển bền vững.

Việt Nam cũng đã tăng cường huy động tài chính từ các nguồn khác bao gồm từ khu vực tư nhân thông

qua PPP. Tính đến hết năm 2016, ba dự án PPP đã hoàn thành với giá trị 667 triệu đô la103.

Quốc hội Việt Nam, với tư cách là thành viên Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), đã tích cực tham gia các

hoạt động có liên quan đến nội dung thúc đẩy triển khai CTNS 2030 tại tất cả các diễn đàn của IPU104.

Thông qua các diễn đàn này, Quốc hội Việt Nam cũng đã tham gia thực hiện mục tiêu SDG 17 về Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự PTBV. Mặt khác, Quốc hội Việt Nam cũng nghiêm túc xem xét, cụ thể hóa các khuyến nghị được đưa ra với các Nghị viện thành viên của IPU, phù hợp với bối cảnh chính trị, điều kiện KT-XH và theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích tất cả các tổ chức xã hội và người dân đóng góp vào quá trình thực hiện, theo dõi, đánh giá SDG.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần: (i) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là công tác thông quan trong hoạt động thương mại quốc tế; Chủ động nêu vấn đề rào cản kỹ thuật tại các diễn đàn khu vực và đa phương; (ii) Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các FTA và khuôn khổ hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin về thị trường/ngành hàng xuất khẩu; (iii) Có cơ chế quản trị nguồn lực hiệu quả, minh bạch để tăng uy tín của Chính phủ và thu hút đầu tư.

103Quốc lộ 20, Cầu Phú Mỹ và Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

104Tháng 5/2017, trong khuôn khổ Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á- Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu- Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững” được tổ chức tại Việt Nam, Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững dành cho các nghị viện do Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng đã được công bố. Tháng 10/2017 và tháng 3/2018, trong khuôn khổ IPU-137 và IPU-138, Quốc hội Việt Nam đã cử đại diện tham gia với tư cách Báo cáo viên xây dựng Nghị quyết về “Thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các mục tiêu SDG, đặc biệt là năng lượng tái tạo”. Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam còn tham gia tại nội dung có liên quan tại các diễn đàn Nghị viện khu vực như Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Hội đồng Liên Nghị viện Đông Nam Á (AIPA)…

Một phần của tài liệu Ra soat quoc gia tu nguyen thuc hien ...-VN (Trang 77 - 79)