- Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
2. Sinh quyển và bảo vệ môi trường 1 Khái niệm
2.1. Khái niệm
- Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên trái đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất. Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học.
- Khu sinh học (biôm) là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật của vùng đó.
+Các khu sinh học chính trên cạn bao gồm đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương Bắc, rừng rụng lá ôn
đới, rừng mưa nhiệt đới…
+Các khu sinh học dưới nước bao gồm các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.
2.2. Các dạng tài nguyên :
- Tài nguyên không tái sinh (nhiên liệu hoá thạch, kim loại, phi kim). - Tài nguyên tái sinh (không khí, đất, nước sạch, sinh vật).
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, năng lương sóng, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều).
- Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, tuy nhiên con người đã và đang khai thác bừa bãi giảm đa dạng
sinh học và suy thoái nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên có khả năng phục hồi, gây ô nhiễm môi trường sống.
- Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa thoả mãn nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vữa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ mai sau.
+Sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển...
+Duy trì đa dạng sinh học.
+Giáo dục về môi trường.
TÓM LƯỢC KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN SINH THÁI HỌC 1. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào các nhóm sinh vật 1. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào các nhóm sinh vật
Yếu tố
sinh thái Nhóm thực vật Nhóm động vật
Ánh sáng - Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng.
- Cây ngày dài, cây ngày ngắn.
- Nhóm động vật ưa hoạt động ngày - Nhóm động vật ưa hoạt động đêm
Nhiệt độ Thực vật biến nhiệt. - Động vật biến nhiệt.
- Động vật hằng nhiệt.
Độ ẩm - Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa ẩm vừa.
- Thực vật chịu hạn.
- Động vật ưa ẩm. - Động vật ưa khô.