THAN PHIỀN VÀ KHIẾU NẠI

Một phần của tài liệu SGT_Catalog_2015 (Trang 27 - 28)

PHÚC KHẢO ĐIỂM MÔN HỌC

HỘI ĐỒNG PHÚC KHẢO

TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

SaigonTech nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, quấy rối hay vi phạm quyền lợi của sinh viên. Bất cứ sinh viên nào phát hiện bị quấy rối, bị phân biệt đối xử hay quyền lợi bị xâm phạm thì có quyền yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng đó. Nhân viên SaigonTech sẽ tìm kiếm giải pháp để giải quyết thỏa đáng vấn đề. Nếu chưa thấy thỏa đáng, sinh viên có thể viết thư cho phòng Đào tạo, Giám đốc Phát triển Sinh viên hay Ban Giám hiệu.

Hội đồng phúc khảo sẽ quyết định giữ nguyên hoặc thay đổi điểm mà giảng viên đã cho. Quyết định của Hội đồng phúc khảo do Hiệu trưởng thành lập là quyết định cuối cùng và không được thay đổi. Chủ tịch Hội đồng phải viết một biên bản nêu rõ quyết định của Hội đồng và những lý do dẫn đến quyết định này. Biên bản này phải được gửi cho sinh viên, giảng viên, và Trưởng Bộ môn. Nếu Hội đồng quyết định thay đổi điểm cho sinh viên thì Trưởng Bộ môn sẽ chuẩn bị và nộp Quyết Định Thay Đổi Điểm cho phòng Đào tạo. Lưu ý:

• Đơn xin phúc khảo đã nộp xong không được rút lại.

• Sau khi khiếu nại, điểm của sinh viên có thể giữ nguyên, có thể tăng, nhưng cũng có thể giảm. Trong trường hợp bị giảm, kết quả của môn học đó sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, sinh viên nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nộp đơn xin phúc khảo. • Lệ phí phúc khảo: 46.000VND/môn học.

Sinh viên có quyền đề nghị phúc khảo điểm giữa kỳ và cuối kỳ. Nếu trong học kỳ, sinh viên không hài lòng với điểm số môn học, sinh viên có thể khiếu nại điểm trong vòng 03 ngày kể từ ngày có điểm (xem Thủ tục khiếu nại điểm số tại Phụ lục 3, trang 54). Điểm của một sinh viên có thể được thay đổi theo quyết định của giảng viên hoặc theo kết quả của Hội đồng Phúc Khảo. Tuy nhiên Ban Giám Hiệu có toàn quyền quyết định về điểm số của sinh viên trong trường hợp sinh viên đó vi phạm nội quy của Nhà trường.

Hội đồng phúc khảo do giám đốc chương trình hoặc Hiệu trưởng thành lập. Hội đồng phúc khảo bao gồm ít nhất 3 thành viên và không bao gồm giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn.

Sinh viên và giảng viên môn học phải chuẩn bị các tài liệu có liên quan để Hội đồng xem xét khi cần thiết. Những tài liệu này bao gồm Đề cương môn học (Syllabus) của giảng viên cùng với phương pháp tính điểm, bất cứ tài liệu nào có thể giải thích hoặc làm rõ cách tính điểm, và bất cứ hướng dẫn bằng văn bản nào khác liên quan đến phần tính điểm đang gây tranh cãi. Giảng viên và sinh viên đều có quyền trình bày trực tiếp với Hội đồng về quan điểm của mình và trả lời chất vấn của Hội đồng. Tuy nhiên, nếu khi một bên yêu cầu được trình bày trước Hội đồng, thì bên kia cũng phải được thông báo về việc đó và cũng được cho cơ hội trình bày. Hội đồng có quyền yêu cầu và xem xét bất cứ nguồn thông tin nào có liên quan, bao gồm cả sự chứng nhận của bên thứ ba.

28

KỶ LUẬT

Một phần của tài liệu SGT_Catalog_2015 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)