9.1. Dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1) (VNREDSat-1)
Thông tin chung về dự án:
Thời gian thực hiện 2010-2015; vốn ODA 55,8 triệu Euro; vốn đối ứng (ban đầu) 64.820 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 55,820 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 9.000 triệu đồng).
Kết quả thực hiện:
Đã hoàn thành lắp ráp tích hợp quả vệ tinh VNREDSat-1, đang thử nghiệm chức năng và hoạt động trong môi trường phỏng vũ trụ, sẽ kết thúc thử nghiệm để chuyển sang giai đoạn phóng vào cuối tháng 02/2013, dự kiến tháng 4/2013 phóng vào quỹ đạo bằng tên lửa VEGA của Công ty ArianeSpace (Pháp) cùng vệ tinh ProbaV của ESA.
Đã hoàn thành xây dựng và lắp đặt thiết bị, bàn giao đưa vào hoạt động cơ sở mặt đất của vệ tinh, gồm: Trung tâm Điều hành tại tầng nhà 2H, Nghĩa Đô; Nâng cấp Trạm thu ảnh vệ tinh thuộc Trung tâm Viễn thám Quốc gia (xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội); Trạm điều khiển vệ tinh tại khu Công nghệ cao Hoà Lạc; Hệ thống thông tin liên lạc kết các cơ sở mặt đất: Nghĩa Đô – Hòa Lạc – Minh Khai và kết nối với Astrium tại Touluse (Pháp).
58
Đào tạo: Đội cán bộ 15 kỹ sư Việt Nam đã hoàn thành đạo tạo tại Pháp, trở về nước, đang cùng các chuyên gia háp thực hành ngay trên các thiết bị tại các trạm mặt đất của hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 ở Việt Nam.
Dự án đang tích cực chuẩn bị để sẵn sàng đón vệ tinh trên quỹ đạo, dự kiến phóng vệ tinh vào giữa tháng 4/2013, vượt tiến độ ~3 tháng so với Dự án đã được phê duyệt.
Minh họa hệ thống thông tin liên lạc kết nối với các cơ sở mặt đất
9.2. Dự án Vệ tinh nhỏ Việt Nam thứ hai quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1B) trường và thiên tai (VNREDSat-1B)
Căn cứ Công văn số 1044/TTg-HTQT ngày 30/6/2011, Thủ Tướng Chính phủ giao Viện KHCNVN hoàn chỉnh văn kiện Dự án, đàm phán hợp đồng với Công ty SPACEBEL của Bỉ, tổ chức phê duyệt và triển khai thực hiện Dự án. Chủ tịch Viện KHCNVN đã giao Ban quản lý dự Vệ tinh nhỏ tổ chức lập và thực hiện Dự án. Dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 621/QĐ-KHCNVN ngày 17/5/2012 với số vốn ODA (Bỉ) là 63 triệu Euro và 60 tỷ đồng VN vốn đối ứng; thời gian thực hiện: 2013 - 2017. Các nội dung chính của Dự án là:
- Gói thầu số 1, 62,6 triệu Euro, gồm: Thiết kế chế tạo và phóng quả vệ tinh VNREDSat-1B; Cung cấp thiết bị, lắp đặt, vận hành thử nghiệm trạm thu băng tần X thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh vệ tinh; Cung cấp thiết bị, lắp đặt vận hành thử nghiệm Trạm điều khiển vệ tinh băng tần S; Thuê phương tiện phóng vệ tinh; Bảo hiểm phóng và hoạt động của vệ tinh trên quỹ đạo; Cung cấp thiết bị, lắp đặt phòng thí nghiệm về công nghệ vệ tinh (tại Viện Công nghệ vũ trụ); Đào tạo và chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ. Gói thầu này đã phê duyệt, phát hành hồ sơ mời thầu, hiện đang đánh giá hồ dự thầu, dự kiến năm 2013 sẽ khởi công.
59
- Xây dựng cơ sở mặt đất của vệ tinh: được thực hiện bằng vốn đối ứng, xây dựng tại Khu CNC Hòa Lạc gồm nhà làm việc, nhà lắp đặt anten băng X + băng S; cơ sở hạ tầng: điện, nước, thông tin liên lạc,... Phần xây dựng và thiết bị của phòng thí nghiệm công nghệ vệ tinh nhỏ tại Nghĩa Đô.
Năm 2012, Dự án đã được cấp 3.400 triệu đồng vốn đối ứng để thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư, Đến nay, Dự án đang tích cực chuẩn bị để khởi công thực hiện vào đầu năm 2013.
9.3. Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam
Ngày 02/11/2011 Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hiệp định vay vốn để thực hiện dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Đây là dự án lớn nhất về khoa học công nghệ trong vòng 35 năm nay, là dự án đầu tư trọng điểm, tạo cơ sở nòng cốt để triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu - triển khai, đào tạo, ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
Trung tâm Vệ tinh Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 1611/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Viện KHCNVN có nhiệm vụ quản lý, thực hiện và tiếp nhận dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam;
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được triển khai tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với tổng mức đầu tư 54 tỷ Yên Nhật trong thời gian thực hiện từ 2012 đến 2020, với các mục tiêu sau:
- Nâng cấp, thiết lập hệ thống cảnh báo, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia thông qua việc phát triển, ứng dụng cơ sở hạ tầng và thiết bị cho vệ tinh quan sát trái đất.
- Tiến tới làm chủ công nghệ, tự sản xuất vệ tinh nhỏ riêng của Việt Nam theo mục tiêu đặt ra trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” qua đó thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ cao cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ.
Quy hoạch tổng thể Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
60
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trên diện tích 7 ha tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
- Chuyển giao công nghệ bao gồm ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh, công nghệ chế tạo, tích hợp, thử nghiệm và điều khiển vệ tinh, chế tạo 02 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar.
- Phát triển nguồn nhân lực cho quản lý và điều hành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, công nghệ vệ tinh và ứng dụng công nghệ vũ trụ.
Yêu cầu cơ bản của dự án là xây dựng năng lực tổng thể để tự sản xuất vệ tinh quan sát trái đất thứ hai tại Việt Nam sau khi xây dựng nguồn nhân lực thông qua việc chuyển giao công nghệ phát triển vệ tinh quan sát trái đất thứ nhất tại nước ngoài. Các vệ tinh này, bao gồm cả công nghệ phát triển và ứng dụng, được sử dụng như là phương tiện phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu cũng như quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống này cần đảm bảo việc quan sát trái đất trong trường hợp thảm họa khẩn cấp với mọi điều kiện thời tiết khí hậu. Đồng thời dự án cũng xem xét khả năng phát triển ở giai đoạn đầu của ngành Công nghệ vũ trụ Việt Nam.
Để đáp ứng được yêu cầu nêu trên, Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã đề ra các nội dung:
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam: san lấp khoảng 74.000 m2 đất tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nhằm tạo mặt bằng xây dựng đảm bảo đủ điều kiện cần thiết để có thể tiến hành triển khai các bước tiếp theo của dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ vệ tinh và ứng dụng công nghệ vũ trụ của Việt Nam đạt trình độ khu vực và thế giới.
Năm 201 , vệ tinh quan sát Trái đất với cảm biến radar có tên là LOTUSat-1 sẽ được chế tạo, thử nghiệm và phóng tại Nhật Bản. Vệ tinh LOTUSat-2 được lắp ráp, kiểm tra nghiệm thu tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chủ yếu bởi các nhân viên của Trung tâm với sự hỗ trợ của các nhân viên Nhật Bản và được phóng vào năm 2020.
Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là một dự án công nghệ cao phức tạp mà Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì vậy để dự án đảm bảo chất lượng và hiệu quả, cần thiết phải thuê tư vấn chuyên nghiệp và có kinh nghiệm giám sát quá trình thực hiện dự án và giúp chủ đầu tư đánh giá nghiệm thu công trình. Ngoài ra Tư vấn còn có nhiệm vụ giúp chủ đầu tư đào tạo nhân lực ứng dụng dữ liệu vệ tinh.
Lễ khởi công xây dựng “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam” ngày 19/9/2012 đã được tổ chức thành công, đó là một mốc quan trọng của dự án và là một trong mười sự kiện KHCN Việt Nam năm 2012. Cùng với sự kiện quan trọng này, dự án đã nhận được Giấy chứng nhận Đầu tư của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Kết thúc năm 2012 dự án đã hoàn thành thẩm định, phê duyệt các công tác khảo sát, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán dự án thành phần “Chuẩn bị mặt bằng xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam”. Đã lựa chọn nhà thầu, triển khai thực hiện và giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2012. Đã phối hợp với Tư vấn Nhật Bản hoàn thành thiết kế chi tiết Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Trung tâm Vệ tinh Quốc gia vinh dự được đón nhận Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ.
61
Lễ khởi công xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam Lãnh đạo Viện KHCNVN đi kiểm tra
công trường
Năm 2013 dự án phải hoàn thành mặt bằng xây dựng, trình phê duyệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính của dự án.
Dự án đang được triển khai theo đúng kế hoạch. Các công tác quản lý dự án đang được thực hiện tuân thủ đúng các quy định của Việt Nam và Hiệp định đã ký giữa hai chính phủ.