Bốn phòng thí nghiệm trọng điểm ( TNTĐ) quốc gia tại Viện KHCNVN (Công nghệ gen, Công nghệ tế bào thực vật, Vật liệu và Linh kiện điện tử, Công nghệ mạng và Đa phương tiện) luôn đảm bảo là phòng thí nghiệm mở, là nơi thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước và cấp Bộ.
Năm 2012, các TNTĐ thực hiện 04 đề tài độc lập cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ giao trực tiếp, gồm 02 đề tài chuyển tiếp (2011-2012) và 2 đề tài mở mới (2012-2015).
Bên cạch việc thực hiện các đề tài độc lập cấp Nhà nước, bốn phòng thí nghiệm trọng điểm còn tuyển chọn thực hiện các đề tài mới theo chức năng phòng thí nghiệm trọng điểm. Số lượng cụ thể các nhiệm vụ, đề tài của mỗi phòng thí nghiệm trọng điểm trong năm 2012 như sau:
- TNTĐ Công nghệ gen thực hiện 2 đề tài độc lập cấp Nhà nước và 4 đề tài theo chức năng TNTĐ;
- TNTĐ Công nghệ tế bào thực vật thực hiện 1 đề tài độc lập cấp Nhà nước và 4 đề tài theo chức năng TNTĐ;
- TNTĐ Vật liệu và Linh kiện điện tử thực hiện 1 đề tài độc lập cấp Nhà nước và 5 đề tài theo chức năng TNTĐ và
- TNTĐ Công nghệ mạng và Đa phương tiện thực hiện 3 đề tài theo chức năng TNTĐ.
Tổng cộng 4 TNTĐ thực hiện 15 đề tài theo chức năng TNTĐ trong năm 2012.
Tình hình thực hiện đề tài, nhiệm vụ KHCN:
Tất cả các đề tài khoa học và nhiệm vụ khoa học độc lập cấp Nhà nước của bốn phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đều đã thực hiện theo tiến độ, bám theo nội dung đề cương đã được thẩm định để đạt được mục tiêu của đề tài.
Cũng trong năm này, các TNTĐ tổ chức nghiệm thu đánh giá các đề tài theo chức năng TNTĐ đã kết thúc thời gian thực hiện 2010-2011 và 2011-2012. Các đề tài, nhiệm vụ đều đã được triển khai đúng tiến độ, thực hiện đầy đủ các nội dung khoa học đã được thẩm định và phê duyệt (có biểu thống kê kết quả thực hiện các đề tài kèm theo).
Các đề tài theo chức năng TNTĐ thường thực hiện trong 2 năm, tuy nhiên, cũng có một số đề tài theo chức năng TNTĐ chỉ thực hiện trong 1 năm.
Nhiều nhóm nghiên cứu làm việc tại 4 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đã hợp tác nghiên cứu, phối hợp đào tạo với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước ngoài (các khóa đào tạo cán bộ khoa học Lào).
Nhiều luận văn tiến sỹ, thạc sỹ đã được hoàn thành tại đây. Nhiều công trình đã được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc nội và quốc tế.
Các đề tài theo chức năng hòng thí nghiệm trọng điểm được thực hiện theo kế hoạch, đạt yêu cầu chất lượng như đã đăng ký. Các kết quả nghiên cứu vừa có ý nghĩa khoa học và có khả năng ứng dụng thực tiễn.
49
Kết quả đạt được trong nghiên cứu các đề tài độc lập cấp Nhà nước năm 2012 đã tạo thuận lợi cho việc triển khai nghiên cứu trong các năm tiếp theo; Kết quả nghiên cứu đề tài thường xuyên năm 2012 và các năm trước, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc định hướng và phát triển tiếp thành các ý tưởng mới để đăng ký đề xuất đề tài ở các cấp quản lý.
Phân bổ kinh phí năm 2012
Kinh phí năm 2012 hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên của 4 TNTĐ tại Viện KHCNVN là 6.550 triệu đồng, tăng 30% so với kinh phí năm 2011 (5.040 triệu đồng), được Bộ Khoa học và Công nghệ phân bổ cụ thể cho mỗi TNTĐ như sau:
- TNTĐ Công nghệ gen (Viện Công nghệ sinh học): 1.750 triệu đồng.
- TNTĐ Vật liệu và Linh kiện điện tử (Viện Khoa học vật liệu): 1.750 triệu đồng.
- TNTĐ Tế bào thực vật phía Nam (Viện Sinh học nhiệt đới): 1.750 triệu đồng. - TNTĐ Mạng và Đa phương tiện (Viện Công nghệ thông tin): 1.300 triệu đồng.
Kinh phí hỗ trợ hoạt động năm 2012 của 4 TNTĐ chi thực hiện các đề tài theo chức năng TNTĐ, thanh toán điện, nước, sửa chữa thiết bị, mua phụ tùng thay thế, … đúng theo quy định.
Tình hình khai thác sử dụng thiết bị:
Các đề tài nghiên cứu đạt được kết quả tốt là nhờ trang thiết bị hiện đại của 4 Phòng thí nghiệm trọng điểm. Tất cả thiết bị đang hoạt động với tần xuất rất cao như như máy giải trình tự gen, máy nhân gen, máy nhân gen thời gian thực, khối phổ, sắc ký lỏng hiệu năng cao (H LC), thanh lọc sắc ký lỏng (FPLC), máy ly tâm, hệ thống micro-array, điện di 2-chiều, thiết bị phân tích protein, quang phổ, kính hiển vi huỳnh quang - kính hiển vi điện tử quét (FE-SEM), hệ thống nhiễu xạ X-ray, tán xạ Raman và một số hệ thống thiết bị đo đạc để nghiên cứu các tính chất quang học của vật liệu (đo huỳnh quang hấp thụ hệ thống).
Do có thiết bị hiện đại của TNTĐ, nhiều nhóm nghiên cứu trong các Viện nghiên cứu chuyên ngành đã triển khai tốt các đề tài, nhiệm vụ, phối hợp đào tạo và hợp tác quốc tế, góp phần công bố nhiều bài trên các tạp chí quốc tế, có Impact Factor (IF) cao.
Ngoài ra, nhờ thiết bị hiện đại của 4 TNTĐ, các nhà khoa học của Viện KHCNVN có điều kiện tốt cho đấu thầu, đăng ký và thực hiện các dự án các cấp Nhà nước, cấp Bộ, các chương trình khoa học và Công nghệ trọng điểm, Chương trình mục tiêu Quốc gia, Quỹ NAFOSTED, Chương trình nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng.
Công tác đào tạo:
Bên cạnh công tác nghiên cứu các đề tài, nhiệm vụ KHCN, cán bộ của 4 TNTĐ còn tham gia giảng dạy, đào tạo nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học là cán bộ công tác tại các cơ quan trong và ngoài Viện KHCNVN. Nhiều cán bộ khoa học trẻ làm luận án tiến sỹ, thạc sỹ theo các hướng nghiên cứu của các TNTĐ.
50
Nhiều công trình được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế. Các nghiên cứu sinh, học viên cao học được sử dụng các thiết bị của TNTĐ trong các nghiên cứu chuyên sâu của mình.
Kế hoạch năm 2013 của 4 PTNTĐ:
- Tiếp tục triển khai các đề tài độc lập cấp nhà nước giao trực tiếp phòng thí nghiệm trọng điểm khi được Bộ KH&CN giao chỉ tiêu nhiệm vụ.
- Triển khai các đề tài theo chức năng của TNTĐ.
Về kinh phí hoạt động thường xuyên: khoảng 1,9 tỷ đồng
- Duy trì khai thác có hiệu quả các thiết bị và duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa một số thiết bị khác từ nguồn kinh phí hỗ trợ năm 2013
Đề nghị Bộ KH&CN hỗ trợ thêm kinh phí để duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị và triển khai các đề tài nhằm khai thác hoạt động của các TNTĐ hiệu quả hơn.