Môi trường và năng lượng

Một phần của tài liệu Báo cáo hoạt động năm 2012 của viên khoa học và công nghê (Trang 32 - 33)

2. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

2.8.Môi trường và năng lượng

Trong năm 2012, hướng Môi trường- Năng lượng thực hiện 06 đề tài trong đó có 02 đề tài chuyển tiếp và 04 đề tài mở mới 2012. Với tổng kinh phí là 1.370 triệu đồng, trong đó các đề tài chuyển tiếp là 370 triệu đồng và các đề tài mới 1.000 triệu đồng, các đề tài đã được các đơn vị chủ trì triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch. Một số kết quả đạt được như sau:

1. Nghiên cứu về cơ sở lý thuyết các phản ứng hoá học của các hoá chất BVTV trong điều kiện cacbon hoá và thiết kế thiết bị cacbon hoá quy mô phòng thí nghiệm nhằm xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu thuộc nhóm các hợp chất POPs bằng phương pháp cacbon hoá nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

2. Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn được 5 chủng vi khuẩn sinh hydro từ các mẫu phân gia súc và xác định được vị trí phân loại của 4 chủng vi khuẩn bản địa có khả năng sinh khí hydro cao làm nguồn năng lượng mới.

3. Xây dựng công nghệ xử lý hydro sulfua trên vật liệu – xúc tác nanocomposit Fe/MgO, ứng dụng làm sạch khí biogas và nghiên cứu quy trình chế tạo vật liệu nanocomposite Fe/MgO, Fe2O3.H2O trên chất mang bentonite sử dụng làm vật liệu loại bỏ H2S bằng quá trình khô nhằm thay thế thiết bị và nguyên liệu nhập ngoại.

4. Ứng dụng phương pháp pha loãng đồng vị để đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng độc hại trong thức ăn của trẻ em.

5. Nghiên cứu ứng thiết bị sinh học – màng (Membrane Bioreactor) trong xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp giàu Nitơ. Đã thiết kế, xây dựng, lắp đặt mô hình quy mô phòng thí nghiệm, 50 l/ngày và nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tải trọng tới hiệu quả xử lý COD, BOD, SS, T-N, T-P, coliform.

6. Nghiên cứu đề xuất và đưa ra dự thảo bộ tiêu chuẩn kỹ thuật hoà lưới điện quốc gia của các trạm điện sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngoài ra dự án “Áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để xử lý bùn đỏ thành các sản phẩm hữu ích dựa trên các kết quả nghiên cứu đặc tính của bùn đỏ trong quá trình sản xuất Alumin từ quặng bauxit tại nhà máy Alumin Tân Rai và Nhân Cơ” và đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu không nung từ bùn đỏ trong quá trình sản xuất Alumin tại Tây Nguyên” đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ với quy mô 10 tấn bùn đỏ/mẻ, hiệu suất thu hồi sắt đạt trên 70%. Sản phẩm thép thu được có thể chế tạo các loại thép cacbon hoặc thép hợp kim đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến và khai thác bauxit tại Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững.

Kế hoạch thực hiện năm 2013:

Trong năm 2013 hướng Công nghệ Môi trường và Năng lượng sẽ thực hiện 05 đề tài mới và 4 đề tài chuyển tiếp với tổng kinh phí 2.250 triệu đồng, các đề tài mở mới năm 2013 bao gồm:

29

1. Khảo sát, đánh giá tình trạng và nguồn gốc các chất ô nhiễm nước sông Hồng vùng thượng nguồn Việt Nam bằng các phương pháp phân tích tiên tiến.

2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước khu vực thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

3. Nghiên cứu chế tạo đầu dò có cấu trúc nano và thiết bị điện hóa điều khiển bằng máy tính nhằm phát hiện lượng vết Hg(II) tại hiện trường.

4. Xác định đồng thời As(III), As(V), Monomethylarsonic (MMA) và Dimethylarsonic (DMA) trong nước giếng khoan và nước tiểu bằng HPLC-ICP-MS ở một số địa phương.

5. Nghiên cứu sử dụng ống nhiệt để nâng cao hiệu suất nhận nhiệt từ năng lượng bức xạ mặt trời và kết hợp với bơm nhiệt để cấp không khí nóng cho quá trình sấy với chi phí năng lượng thấp.

Một phần của tài liệu Báo cáo hoạt động năm 2012 của viên khoa học và công nghê (Trang 32 - 33)