Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu GIÁO dục CHÍNH TRỊ, tư TƯỞNG CHO THANH NIÊN KHỐI cơ QUAN dân CHÍNH ĐẢNG THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 35 - 41)

- Điều kiện tự nhiên:

Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ của tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý, là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một

nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkông, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mêkông và ở vị trí trung

tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh

169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá, Kiên Giang gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường Nam sông Hậu (quốc lộ 91C).

Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh độ Đông và 9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích nội thành là 53 km². Cần Thơ là thành phố lớn thứ tư của cả nước, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mêkông.

Địa hình của thành phố Cần Thơ nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

Thành phố Cần Thơ có sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy.

- Lịch sử cách mạng:

Nối tiếp truyền thống yêu nước, văn tinh tỏa sáng của các bậc sĩ phu yêu nước như: Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Nguyễn Thần Hiến và các phong trào Thiên địa Hội, Đông Du, Duy Tân, Hội Kín... đã khắc ghi trong tâm hồn của người Cần Thơ – Tây Đô, nhân dân Cần Thơ lại diễm phúc có chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng, có Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ đã vạch ra con đường đấu tranh cách mạng, một chân lý sáng ngời về con đường giải phóng dân tộc. Từ đó, chi bộ Đảng sớm ra đời năm 1929, tại đồn điền Pháp ở Cờ Đỏ (Thới Đông); hạt giống đỏ đầu tiên đã lan tỏa lãnh đao nhân dân nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh cách mạng bùng cháy trong cao trào 1930 – 1931 và cuộc nổi dậy Nam kỳ khởi nghĩa (1940). Uất hận ngát trời, lớp lớp người dân Cần Thơ với giáo mác, tầm vông vạc nhọn đã xông lên như triều dân thác đổ làm cuộc cách mạng tháng Tám (1945) phá tan xiềng xích nô lệ gần 100 năm của kẻ thù, giành chính quyền về tay nhân dân.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn máu lửa đã giúp cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Cần Thơ có niềm tin và nghị lực để bước vào giai đoạn cách mạng mới, đương đầu với kẻ thù mới – đế quốc Mỹ giàu tiềm lực, nhiều mưu mô xảo quyệt. Với ý chí quyết chiến – quyết thắng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ, nhân dân Việt Nam đã giành lấy được độc lập, tự do cho tổ quốc. Trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; các thế lực phản động đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ) là một trong những trọng điểm đánh phá bình định của địch, nên chiến sự diễn ra rất ác liệt. Ta phải đương đầu với các kiểu chiến lược, chiến thuật, phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại cùng với những mưu mô xảo quyệt, tàn bạo của đế quốc Mỹ và tay sai, có lúc tưởng chừng như không vượt qua

được. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cần Thơ đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, chiến đấu kiên cường dũng cảm, đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của đất nước.

Với những bài học thực tiễn, sống động về lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc của lớp người đi trước sẽ góp phần giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau vững bước trên bước đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước.

Con người Cần Thơ luôn thấm nhuần truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, truyền thống ấy đã sớm được chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng, nên càng thể hiện rõ nét hơn qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ góp phần giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Hành động dũng cảm của thanh niên Cần Thơ trong hai cuộc kháng chiến, chúng ta phải nhắc đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Để có được cuộc sống tự do, độc lập như ngày hôm nay, Cần Thơ đã phải chịu nhiều hy sinh, mất mát cả người và của cải vật chất lẫn tinh thần; biết bao bà mẹ, người vợ tiễn chồng, con lên đường cứu nước và mãi mãi họ không trở về….; với con số 650 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 72 mẹ còn sống; 4.297 gia đình liệt sĩ; 31 đơn vị được Nhà nước tuyên dương Anh hùng và Anh Hùng lực lượng vũ trang; 70 Anh hùng lực lượng vũ trang… đã đủ nói lên bản chất đáng tự hào của người Cần Thơ đó là: hào hiệp, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh thân mình và người thân của mình vì nghĩa lớn…

- Đơn vị hành chính:

Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP). Quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố, các quận Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và Cái Răng giữ vai trò nội thành (có 610/630 ấp, khu vực văn hóa). Đến năm 2020, sẽ thành

lập quận Hưng Phú và quận Phong Điền trên cơ sở chia tách quận Cái Răng và nâng cấp huyện Phong Điền

- Kinh tế:

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ thành phố Cần Thơ đã thực hiện đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ lần thứ 12 đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Cần Thơ đạt 12,19%. Cơ cấu kinh tế tăng dần ở khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, thủy sản.

Tổng sản phẩm trên địa bàn đến 2015 đạt hơn 77.900 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với 2010; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 78,46 triệu đồng/năm (tương đương 3.600 USD), tăng 2,15 lần so 2010. Hàng năm, thành phố Cần Thơ đóng góp cho vùng khoảng 12% tổng thu ngân sách...

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,375 ty USD. Tính đến nay, thành phố Cần Thơ đã có quan hệ xuất khẩu với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhiều nhất ở châu Á với 50,6%, châu Mỹ 19,2%, các nước khu vực châu Âu 13%, châu Phi 7,78% và châu Úc là 2,63%.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của những năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách Nhà nước, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho các tổ chức doanh nghiệp và nhân dân chưa giảm…

Cây nông nghiệp chính của thành phố Cần Thơ là lúa, với sản lượng 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm.

Nền công nghiệp ở thành phố Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu

công nghiệp lớn tại phường Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2 tại quận Cái Răng, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, thành phố Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Văn hóa, xã hội, du lịch

Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người Khmer ở thành phố Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở thành phố Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc....

Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn. Tuy nhiên, văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ... Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác.

Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn,... Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa.

Một phần của tài liệu GIÁO dục CHÍNH TRỊ, tư TƯỞNG CHO THANH NIÊN KHỐI cơ QUAN dân CHÍNH ĐẢNG THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w