Kiến nghị với Nhà nước :

Một phần của tài liệu Hộ sản xuất và chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất (Trang 81 - 83)

II. Một số giải pháp cơ bả n:

1. Kiến nghị với Nhà nước :

* Nhà nước có chính sách đầu tư cho nông nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các chính sách này, Nhà nước cần có một hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp ở tầm quốc gia. Hệ thống chính sách bao gồm các chính sách :

* Chính sách tài chính - tiền tệ :

+ Chính phủ nên nới lỏng chính sách lãi suất để đảm bảo rằng các định chế tài chính nông thôn có đủ khả năng trang trải tất cả các chi phí bao gồm chi phí vốn theo giá thị trường, chi phí hoạt động , lạm phát, chi phí bù đắp những khoản mất vốn đồng thời đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý. + Chính phủ cần khuyến khích sự cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn qua đó nâng cao chất lượng của dịch vụ này. Sẽ có nhiều chương trình tiết kiệm và tín dụng được chuyển đổi thành hợp tác xã tín dụng hơn nếu như các thủ tục đăng ký hoạt động được đơn giản hoá và mức vốn pháp định cần thiết được hạ thấp hơn nữa.

+ Chính phủ nên áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo đối với khu vực dịch vụ tài chính nông thôn. Các biện pháp đó có thể bao gồm việc phân bổ theo một tỷ lệ phần trăm tối thiểu đã được xác định trước trong tổng chi phí cho ngân sách đào tạo. Việc chia sẻ chi phí giữa Chính phủ và các định chế tài chính sẽ đẩy nhanh quá trình thực hiện.

* Chính sách trợ giá :

+ Trợ giá đầu vào : Nhà nước nên có trợ giá để khuyến khích nông dân áp dụng KHKT mới hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu để bán cho hộ sản xuất với giá cả ổn định.

+ Trợ giá đầu ra : Sản phẩm nông nghiệp mang tính chất thời vụ, việc tiêu thụ sản phẩm thường gặp khó khăn. Nhà nước cần gia tăng quỹ bình ổn giá cả, bù đắp cho nông dân đảm bảo không bị rớt giá, gây thua lỗ. Hoặc Nhà nước trợ giá cho các đơn vị thu mua sản phẩm của người nông dân khi kết thúc mùa vụ.

- Chính phủ bảo hiểm : Nhà nước đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm ở nông thôn như : bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản.

- Chính sách bảo trợ xuất khẩu

- Chính sách tiêu thụ nông sản nhằm tạo thị trường ổn định cho người nông dân.

- Chính sách đất đai : Nhà nước đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Chính sách thương mại ;

* Chính phủ nên xem xét việc công nhận về tư cách pháp lý cho các tổ , nhóm tín chấp vay vốn giúp Ngân hàng thuận lợi hơn trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng.

* Các hộ làm kinh tế quy mô lớn, sản xuất sản phẩm hàng hoá đang xuất hiện ngày càng nhiều tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phân công lao động, tăng sản phẩm hàng hoá. Về vốn kinh doanh của các hộ này chủ yếu là vốn tự lực nhưng nhu cầu vốn bổ sung là phổ biến, nhất là vốn trung - dài hạn. Nhưng khó khăn chính đối với các hộ này khi vay vốn Ngân hàng là vấnn đề thế chấp tài sản. Nếu tính giá trị đất sử dụng được giao để thế chấp thì mức vốn được vay không đủ chi phí vì suát đầu tư ban đầu khá cao. Điều này thường gặp ở các hộ vay vốn trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Nếu tính giá trị tài sản trên đất, ví dụ giá trị vườn cây ăn để thế chấp, thì căn cứ để xác định giá trị tài sản và cơ quan xác nhận Nhà nước chưa có quy định cụ thể.

* Nhà nước cần xem xét miễn thuế trong vài năm tới cho các Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cấp đủ kịp thời các khoản nợ khoanh hàng năm đã được xác định. Có như vậy hệ thống NHNo mới có đủ vốn cần thiết để tồn tại và tăng trưởng quy mô hoạt động. Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ điều tiết thu nhập thoả đáng cho hệ thống NHNo như vấn đề dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, nguồn vốn tín dụng ưu đãi để tạo thêm thu nhập cho NHNo.

Một phần của tài liệu Hộ sản xuất và chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)