III. thực trạng tínd ụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm :
2. Kết quả cho vay thu nợ đối với kinh tế hộ tại NHNo huyện Từ Liêm trong th ời gian qua :
C hỉ tiêu
1995 3,69 1996 3,7 1997 4,6 1998 4,9 1999 5,1 2000 5,9
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX năm 95 đến 2000 Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất đến năm 2000 mới đạt 5,9 triệu đồng. Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất trung bình trong 5 năm từ 1995 - 2000 mới đạt được khoảng 4,7 triệu, tức là dưới 5 triệu đồng. Như vậy là dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất còn rất thấp. Tăng được dư nợ bình quân một hộ là một cố gắng rất lớn của Ngân hàng, song muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với sự phát triển kinh tế Ngân hàng thì phải tăng hơn nữa dư nợ bình quân một hộ sản xuất cũng như quy mô vay của hộ sản xuất.
Cơ cấu dư nợ cho vay hộ sản xuất cũng có sự thay đổi xét theo nhiều khía cạnh đánh giá. Để thấy rõ điều này phải phântích thực trạng dư nợ cho vay hộ sản xuất theo kỳ hạn cho vay, ngành nghề cho vay, thu nhập của hộ vay và phương thức cho vay.
a. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo kỳ hạn nợ.
Bảng số 10 : Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất theo kỳ hạn
Chỉ tiêu hỉ tiêu Ngắn hạn (%) Trung - dài hạn (%) Tổng số 1 995 60 40 10 0 1 996 63,2 26,8 10 0 1 997 60 40 10 0 1 998 55 45 10 0 1 999 54 46 10 0
2 000
53 47,6 10
0 Các khoản cho vay ngắn hạn dùng để tài trợ cho các chi phí theo thời vụ để sản xuất mùa màng và chăn nuôi gia súc như mua hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm. Dư nợ ngắn hạn tăng liên tục trong nhiều năm. Tính trung bình cả giai đoạn 95 - 2000 đạt hơn 528 tỷ đồng với số hộ dư nợ tính đến 31/ 12/ 99 là 102.269 hộ góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương giai đoạn này đạt trung bình 10 %. Tiền trả nợ vay ngắn hạn Ngân hàng thường lấy từ tiền bán sản phẩm hàng hoá (doanh thu bán hàng) sau kỳ thu hoạch nhưng giá cả hàng hoá nông nghiệp vẫn ở mức thấp và luôn biến động, do đó làm tăng trưởng khả năng không trả được vốn và lãi vay ngắn hạn của hộ sản xuất. Mức giảm dư nợ ngắn hạn trong năm 1999 là dấu hiệu cho thấy còn những khó khưan trong hoạt động tín dụng ở khu vực này. Mặc dù dư nợ ngắn hạn năm 2000 tăng so với năm 1999 nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2000 lại sụt giảm nhiều so với năm 1000, điều này càng chứng tỏ sự khó khăn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng phải tập trung hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nói chung và chất lượng cho vay ngắn hạn nói riêng. Giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận và an toàn trong kinh doanh là vấn đề rất phức tạp.
Ngược lại với tình hình cho vay ngắn hạn, dư nợ trung - dài hạn tăng trưởng một cách vững chắc, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong dư nợ cho vay hộ sản xuất : năm 1996 là 36,8 %, năm 1997 là 40 %, năm 1998 là 45 % và năm 1999 đạt được 46 %, năm 2000 đạt 47%. Đây là kết quả đáng mừng vì doanh số thu nợ trung - dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay trung - dài hạn cũng liên tục tăng. Các khoản cho vay trung - dài hạn được dùng để mua các tài sản có tính lâu dài như gia súc, máy móc và đầu tư chiều sâu. Một điều đáng lưu tâm là hầu hết số tiền vay là của những hộ sản xuất nhỏ bó hẹp ở quy mô gia đình nhỏ, chứng tỏ nhiều hộ đang vươn lên vượt ra khỏi mức sản xuất thấp. Tuy nhiên, nếu tính số tiền vay trung - dài hạn lại rất thấp, trung bình 1 lần vay chỉ có 4,6 triệu đồng và cũng tương tự với dư nợ trung - dài hạn bình quân giai đoạn này chưa đến 5 triệu đồng (năm 2000).
Về lý thuyết, tiền trả nợ trung - dài hạn ngân hàng lấy từ lợi tức kinh doanh ở người sản xuất. Điều này rõ ràng chỉ thực hiện được với những
nhu cầu vay hàng chục triệu đồng, mỗi lần trong khi số khách hàng như vậy ở NHNo huyện Từ Liêm là không nhiều. Số tiền bình quân thấp như vậy bảo đảm nguy cơ thất th oát vốn do không trả được nợ là nhỏ nhưng không kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất.
b. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo chi nhánh trực
thuộc.
Tính đến năm 2000, NHNo huyện thị trên địa bàn tỉnh đều tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất qua từng năm nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các Ngân hàng, phản ánh đặc điểm kinh tế - xã hội riêng của từng khu vực cũng như chất lượng kinh doanh của các Ngân hàng cơ sở. Một số khu vực tập trung nhiều làng nghề thủ công truyền thống như huyện Thường Tín, CHương Mỹ, Hà Đông; hay sản xuất nông sản như rau quả xanh chung cấp cho Hà Nội ở Hoài Đức. Số tiền mỗi lần vay của các hộ này khá cao, có hộ đến hàng chục triệu đồng để mua nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Do vậy, dư nợ cho vay hộ sản xuất ở các Ngân hàng này khá cao. bình quân dư nợ / cán bộ trên 1,2 tỷ đồng cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả chi nhánh. Các Ngân hàng khác có dư nợ cho vay hộ sản xuất không lớn. Hai năm 95, 96 có 9 Ngân hàng và 2 năm 97, 98 có 8 ngân hàng, năm 2000 có 6 Ngân hàng, có dư nợ cho vay hộ sản xuất thấp hơn mức trung bình cộng của 14 Ngân hàng huyện thị, trong đó có một số Ngân hàng như Ngân hàng thị xã Hà Đông , Mỹ Đức, Đan Phượng đạt thấp.
Với phương châm đề ra hiện tại là "An toàn - Chất lượng - Hiệu quả" rõ ràng là các Ngân hàng huyện thị đã cho vay có phần chặt chẽ hơn, năm 2000 số lượt hộ được vay vốn Ngân hàng tăng đáng kể, chủ yếu là hộ nghèo, do vậy hạn chế sức sản xuất của nhiều hộ cần nhưng không được vay. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vay mượn lẫn nhau, vay hộ, cho vay lại vốn Ngân hàng với lãi suất cao kiếm chênh lệch (tín dụng ngầm), vì vậy chỉ tiêu định tính "bảo đảm nguyên tắc cho vay" không được thực hiện tốt. Điều đáng lo hơn là những khách hàng tiềm năng có thể chuyển sang vay ở những tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân, mặc dù NHNo vẫn có uy tín và là chỗ dựa chủ yếu của người nông dân trên địa bàn nông thôn.
c. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo thu nhập hộ vay.
Chỉ tiêu