Đặc điểm của mô hình toán học trạng thái động của động cơ không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần động cơ624 (Trang 49 - 52)

2.2.1 Đặc điểm của mô hình toán học trạng thái động của động cơ không đồng bộ không đồng bộ

Từ thông của động cơ điện một chiều do cuộn dây kích từ sinh ra, có thể được xác lập từ trước mà không tham gia vào quá trình động của hệ thống ( trừ khi điều khiển tốc độ bằng điều chỉnh từ thông ). Vì vậy mô hình toán học trạn thái động của nó chỉ có một biến vào ( đó là điện áp mạch rotorg ) và một biến ra ( đó là tốc độ quay ). Trong đối tượng điều khiển có chứa hằng số thời gian điện cơ Tm và hằng số thờ gian điện từ mạch điện rotor Te, nếu tính cả thiết bị chỉnh lưu điều khiển tiristor thì có cả hằng số thời gian trễ τ của khối chỉnh lưu. Trong ứng dụng kỹ thuật, với một hệ thống tuyến tính cấp III một vào – một ra, có thể ứng dụng lý thuyết điều khiển tuyến tính kinh điển và phương pháp thiết kế kỹ thuật thực dụng để tiến hành phân tích và thiết kế một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, lý luận và phương pháp nói trên khi vận dụng vào việc phân tích và thiết kế hệ thống điều tốc xoay chiều thì gặp khá nhiều khó khăn, phải đưa ra một số giả thiết mới có thể nhận được sơ đồ cấu trúc trạng thái động

gần đúng, bởi vì so sánh giữa mô hình toán học của động cơ điện xoay chiều và mô hình động cơ điện một chiều có sự khác nhau khá căn bản.

Khi điều chỉnh tốc độ bằng điều chỉnh tần số nguồn cấp cho mạch stator động cơ không đồng bộ ( điều tốc biến tần ) cần phải tiến hành điều khiển phối hợp điện áp và tần số, có hai biến số đầu vào độc lập là điện áp và tần số, nếu khảo sát điện áp ba pha thì biến số đầu vào thực tế phải tăng lên. Ở đầu ra ngoài tốc độ quay, từ thông cũng được tính là một tham số độc lập. Bởi vì động cơ chỉ có một nguồn điện ba pha, việc xác lập từ thông và sự thay đổi tốc độ quay là đồng thời, nhưng muốn có chất lượng động tốt, còn muốn điều khiển đối với từ thông, làm cho nó không thay đổi trong trạng thái động, mới phát huy được khả năng sinh mô men. Vì những nguyên nhân này nên động cơ không đồng bộ là một hệ thống nhiều biến số ( nhiều đầu vào và nhiều đầu ra ) mà giữa điện áp ( dòng điện ), tần số, từ thông, tốc độ quay lại có ảnh hưởng lẫn nhau, nên nó là một hệ thống nhiều biến gắn bó nhau rất chặt chẽ.

Mạch stator động cơ không đồng bộ có ba nhóm cuộn dây, mỗi một nhóm khi sản sinh từ thông đều có quán tính điện từ riêng của nó, lại thêm vào quán tính điện cơ của hệ truyền động, vì thế dù cho không xét tới yếu tố chậm sau trong thiết bị biến tần, thì mô hình toán học của động cơ không đồng bộ ít nhất cũng là hệ thống bậc 7.

Tóm lại, mô hình toán học động cơ không đồng bộ là hệ thống nhiều biến, bậc cao, phi tuyến, ràng buộc chặt chẽ.

Để nghiên cứu mô hình toán học nhiều biến của động cơ không đồng bộ ba pha, thường phải đưa ra một số giả thiết như sau:

(1) Coi ba cuộn dây của ba pha đối xứng nhau ( đặt lệch nhau 120o

(2) Bỏ qua bão hòa mạch từ, ự cảm và hỗ cảm của các cuôn dây đều t là tuyến tính

(3) Bỏ qua tổn hao sắt từ, không xét tới ảnh hưởng của tần số và sự

thay đổi nhiệt độ đối với điện trở cuộn dây. Dù cho rotor dây quấn hay lồng sóc đều qui đổi về dây quấn đẳng trị và qui đổi về mạch stator, số vòng dây mỗi pha sau khi qui đổi đều bằng nhau.

Từ các qui ước như trên chúng ta xây dựng được mô hình vật lý của động cơ không đồng bộ ba pha hai cực dây quấn stator đấu sao như trên hình 2.2- 1.

Hình 2.12: Mô hình vật lý động cơ không đồng bộ ba pha hai cực dây quấn đấu Y

Trong mô hình trên, trục của các cuộn dây 3 pha A, B, C trên stator là cố định, lấy trục A làm trục tọa độ chuẩn, đường trục của các cuộn dây trên rotor a, b, c, là quay theo rotor, đường trục a của rotor làm với trục A của

hợp với thông lệ của động cơ điện và qui tắc bàn tay phải. Lúc này mô hình toán học của động cơ không đồng bộ được hình thành bởi các phương trình điện áp, từ thông, mô men và phương trình chuyển động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điện áp không sin đến hệ thống biến tần động cơ624 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)