Về lĩnh vực thiết kế máy điện nói chung và động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc nói riêng được trình bày khá đầy đủ và chi tiết trong “Thiết kế máy điện” [3], “Động cơ không đồng bộ một pha và ba pha công suất nhỏ” [2]. Đó là các tài liệu được các tác giả đúc kết qua nghiên cứu các tài liệu nước ngoài kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và tham gia tư vấn thiết kế, chế tạo động cơ trong nước. Các tài liệu này hướng dẫn quy trình tính toán, thiết kế động cơ, có ví dụ thiết kế chi tiết. Vì vậy có thể xem đây là cẩm nang giúp các kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo động cơ trong nước tham khảo.
“Các phương pháp hiện đại trong nghiên cứu tính toán thiết kế kỹ thuật điện” [1] là tài liệu chuyên sâu trình bày đầy đủ và hệ thống các phương pháp hiện đại nghiên cứu trường điện từ trong thiết bị điện.
Tiêu chuẩn động cơ điện có hiệu suất cao (TCVN 7540 1:2005) dự - kiến bắt buộc các nhà máy áp dụng vào năm 2009. Cho đến nay, ngoài các tài liệu [1], [3] [2], đề cập đến quá trình tính toán thiết kế , công trình mà tác giả đã tham gia [9] (một phần nội dung được sử dụng trong luận án) còn có công trình [14] nghiên cứu thiết kế để hiệu suất động cơ đạt được iêu chuẩn nàyt và một công trình của Công ty cổ phần Chế tạo máy điện Viêt Nam – Hungari (VIHEM) cũng đang nghiên cứu thiết kế động cơ tiết kiệm năng lượng.
Ở [14] tuy đã thiết kế động cơ 3 kW, 2p = 4, f = 50 Hz đạt hiệu suất theo tiêu chuẩn TCVN 7540 - :2005 là η = 86% nhưng công trình này chưa 1 đi sâu nghiên cứu phương pháp thiết kế mà chỉ thực hiện tăng thêm vật liệu, đường kính ngoài stato tăng từ 170 mm lên 200 mm (tương ứng với tăng một cấp chiều cao tâm trục: từ 112 lên 132 bằng với chiều cao tâm trục của động cơ 5,5 kW). So với động cơ hiện tại đang sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 1987 – 1994 có η = 82%, để đạt được η = 86%, [14] phải tăng thêm 32,6% vật liệu sắt, 50% vật liệu đồng, 18,3% vật liệu nhôm.