Hình 1-3. LTE-R có khả năng cung cấp các dịch vụ cho đƣờng sắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triệt tần số doppler và khử nhiễu ICI trong hệ thống vô tuyến đường sắt tốc độ cao821 (Trang 26 - 27)

đường ôtô chiếm chừng 2,5% tổng giá trị sản xuất quốc dân. Hiệu quả lợi ích kinh tế trực tiếp của xây dựng đường sắt cao tốc cũng rõ rệt. Tư liệu của Nhật và Pháp chứng tỏ: tỷ lệ thu lợi trực tiếp của đầu tư từ 12% trở lên, trong vòng 10 năm có thể thu lại được đầu tư.

1.1.2. Vai trò của thông tin vô tuyến trong đường sắt tốc độ cao

Ngày này đường sắt tốc độ cao HSR đang phát triển trên toàn thế giới cùng với nó là việc ứng dụng công nghệ điều khiển tàu tiên tiến để đảm bảo tàu chạy nhanh nhưng vẫn an toàn và hiệu quả như điều khiển từ xa và không người lái, trong đó hệ thống thông tin vô tuyến đóng vai trò quan trọng như là dây thần kinh. Các công nghệ điều khiển hiện đại như công nghệ điều khiển tự động ATC, công nghệ điều khiển tàu dựa trên thông tin CBTC với các chức năng như giám sát đường ray và giám sát video trên tàu (onboard video surveillance and track monitoring) đều cần có hệ thống thông tin vô tuyến băng rộng thời gian thực liên tục và hai chiều. Bên cạnh đó, các hệ thống thông tin ngoài phục vụ điều khiển chạy tàu còn một phần để quản lý giao thông như hệ thống CCTV (Closed Circuit Television) hay tổng thể hơn là hệ thống giao thông thông minh ITS (Intelligent Transport System).

Hơn nữa nhu cầu về dịch vụ thông tin băng rộng của hành khách ngày nay như truy nhâp internet, video call, online TV là tất yếu và cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các loại hình giao thông. Điều này được thể hiện qua một nghiên cứu năm 2004 tại Anh, nghiên cứu này cho thấy rằng 72% khách hàng sẽ lựa chọn di chuyển bằng tàu cao tốc nếu có thể truy cập được Internet và 78% trong số hành khách đó sẽ sử dụng dịch vụ này khi di chuyển[11].

1.1.3. Thông tin vô tuyến đoàn tàu mặt đất phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thế giới có mấy loại có các loại công nghệ vô tuyến đoàn tàu trong đường sắt tốc độ cao như GSM-R, TETRA, P25, WIFI nhưng trong đó có công nghệ GSM-R và TETRA là được sử dụng phổ biến hơn, đặc biệt là GSM-R vì đó là công nghệ thông tin vô tuyến tiêu chuẩn duy nhất dùng để cung cấp dịch vụ thông tin vô tuyến để điều khiển tàu. Các công nghệ này có tính năng và nhược điểm như sau.

11

1.1.3.1. Hệ thống TE TRA

Thông tin vô tyến từ đoàn tàu đến mặt đất TETRA[12] ban đầu dựa trên băng tần UHF (Tần số siêu cao) trong phạm vi 420- 470 MHz. TETRA sử dụng đa truy cập phân chia thời gian TDMA (Time-Division Multiple Access) với bốn kênh người dùng trên một sóng mang vô tuyến và khoảng cách 25kHz giữa các sóng mang. Có thể sử dụng cả cách truyền điểm tới điểm và điểm tới đa điểm. Hệ thống này cũng bao gồm truyền dữ liệu số ở tốc độ thấp. Thông tin di động chuyên dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triệt tần số doppler và khử nhiễu ICI trong hệ thống vô tuyến đường sắt tốc độ cao821 (Trang 26 - 27)