TNHH Grab.
2.2.1. Thực trạng quy mô vốn đầu tƣ và chiến lƣợc kinh doanh của mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải của công ty TNHH Grab. ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải của công ty TNHH Grab.
Trong một tài liệu vào ngày 25/10/2018 gửi lên Thủ tướng Chính phủ, công ty TNHH Grab cho biết đã đầu tư hơn 100 triệu USD (tương đương 2.300 tỷ đồng) vào Việt Nam. Theo đó, 2.300 tỷ đồng (100 triệu USD) là khoản vốn Công ty TNHH Grab đã công bố trong tài liệu này. Trong khi, khoản lỗ của công ty TNHH Grab được đưa ra tại phiên tòa xử của vụ kiện giữa Grab và Vinasun là 1.700 tỷ đồng (tính từ 2014-2017). Mới đây, Grab công bố khoản lỗ 885 tỷ đồng trong cả năm 2018. Điều đáng nói là không chỉ gói gọn trong mảng đặt xe, trong năm 2018 vừa qua Grab đã chi rất nhiều để mở rộng một loạt các dịch vụ khác như giao hàng (Grab Express), giao đồ ăn (GrabFood), ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab ...
Lũy kế đến cuối năm 2018, tổng lỗ lũy kế của Grab sau 5 năm hoạt động tại Việt Nam là hơn 2.600 tỷ đồng. Đây là một mức lỗ không nhỏ nhưng không có gì "ghê gớm" khi so với mức lỗ của thị trường thương mại điện tử khi mà mức lỗ của Lazada hay Shopee hiện đã lên đến 2.000 tỷ đồng chỉ trong một năm.
Bên cạnh con số lợi nhuận âm - điều chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong các năm tới - thì số liệu tài chính của công ty TNHH Grab cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang tăng trưởng mạnh.
Đặc thù với mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải của công ty TNHH Grab hay các ví điện tử, trang thương mại điện tử là luôn phải khuyến mại rất lớn để thu hút người dùng. Khoản chi này được hạch toán vào chi phí bán hàng và là nguyên nhân chính dẫn đến lỗ.
Biểu đồ 3 : Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Grab (đơn vị : tỷ đồng)
Theo trang báo điện tử CafeF, năm 2018, tổng chi phí bán hàng của Grab tăng thêm 900 tỷ đồng lên 1.470 tỷ nhưng mức lỗ chỉ tăng chưa đến 100 tỷ so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu của công ty tăng vọt từ 760 tỷ lên 2.200 tỷ đồng và lãi gộp từ 8 tỷ lên 1.087 tỷ đồng.
Việc có dòng tiền lớn từ hoạt động kinh doanh để bù đắp cho chi phí khuyến mãi là một lợi thế rất lớn cho Grab trong một môi trường cạnh tranh chủ yếu dựa trên khả năng chịu lỗ. Khi quy mô càng mở rộng thì khả năng tự bù lỗ của Grab cũng ngày càng cao và sức ép lên các đối thủ cũng ngày rõ ràng hơn.
Công ty TNHH Grab đầu tư vào Việt Nam với chiến lược „lỗ có tổ chức‟. Theo đó, công ty TNHH Grab chấp nhận chịu lỗ tại thời điểm ban đầu để mở rộng thị phần, thu lại được hàng chục triệu thuê bao di động tải phần mềm ứng dụng Grab, các thông tin hành trình, thói quen tiêu dùng, lịch trình hằng ngày và các dữ liệu riêng tư khác của người dùng…
Công ty TNHH Grab được thành lập năm 2014 theo luật doanh nghiệp Việt Nam với số vốn 20 tỷ đồng. Từ khi bắt đầu kinh doanh tới nay, Grab liên tục báo lỗ. Năm 2014, doanh thu 1,5 tỷ đồng, lỗ 51,7 tỷ đồng. Năm 2015, doanh thu 33,7 tỷ đồng, lỗ 441,8 tỷ đồng. Năm 2016, doanh thu 193 tỷ đồng, lỗ 444,7 tỷ đồng. Năm 2017, doanh thu 758 tỷ đồng, lỗ 788 tỷ đồng.
Nguồn thông tin sẵn có sẽ là tài nguyên quý giá cho công ty TNHH Grab trong việc nắm bắt nhu cầu và lên kế hoạch tiếp cận người tiêu dùng. Cụ thể, ban đầu công ty sẽ cung cấp các dịch vụ giá rẻ (được trợ giá) để thu hút nhiều người cài đặt ứng dụng; sau đó là triển khai ứng dụng thanh toán GrabPay để hình thành thói quen sử dụng ví điện tử một cách rộng rãi; tiếp đến là tăng cường các tính năng thanh toán của GrabPay không chỉ thanh toán cước phí vận chuyển, mà còn mở rộng sang thanh toán tại cửa hàng bán lẻ… Và cuối cùng là nhắm đến lĩnh vực vay và cho vay ngang hàng đối với cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Với việc không tiếc tiền đổ vào các chương trình khuyến mại trên siêu ứng dụng, công ty TNHH Grab chắc chắn sẽ thu hút được lượng lớn người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hệ sinh thái của hãng, từ lĩnh vực thanh toán di động, đến cho vay ngang hàng và các lĩnh vực tài chính công nghệ khác.