KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 Kết luận

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HÌNH THÁI, SINH THÁI LƯỠNG cư trên hệ sinh thái đồng ruộng xã văn sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 65)

9 Bộ Chân bụng giữa: Gastrôpda

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 Kết luận

1. Kết luận

- Nghiên cứu lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng xã Văn Sơn thực hiện ở bốn vi sinh cảnh: BRL, BRN, BMBT, BMĐ. Tất cả các vi sinh cảnh đều bắt gặp lưỡng cư sinh sống.

- Thành phần loài lưỡng cư Ở KVNC gồm 8 loài thuộc 5 họ, 1 bộ. Loài phổ biến nhất là Ngóe, bắt gặp ở tất cả bốn vi sinh cảnh.

- Các loài lưỡng cư ở KVNC có đặc điểm hình thái phù hợp với mô tả trong những nghiên cứu ở địa phương khác.

- Trên hệ sinh thái đồng ruộng xã Văn Sơn, Ngóe là loài lưỡng cư có vai trò thiên địch chủ chốt, thành phần thức ăn của chúng có 8 bộ côn trùng, ngoài ra còn ăn giáp xác và thân mềm (trong đó có con non của ốc bươu vàng, là loại địch hại có ảnh hưởng lớn tới cây lúa nước). Chẫu và các loài khác có vai trò thiên địch kém hơn so với Ngóe do số lượng cá thể ít hơn, phổ thức ăn nhỏ hơn.

- Mật độ quần thể Ngóe ở các vi sinh cảnh nghiên cứu không ổn định mà biến đổi theo GĐPTCL, mực nước trong ruộng. Mật độ Ngóe trung bình ở tất cả các vi sinh cảnh là 0,07 con/m2.

- Tỉ lệ đực/cái của quần thể Ngóe ở KVNC là 50,99%. Ngóe cái có số lượng trứng giao động từ 450 đến hơn 2000 quả/cá thể, sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 77,47 quả trứng/g(cơ thể), cao nhất đạt 90,24 quả trứng/g(cơ thể).

2. Đề xuất

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về sự đa dạng thành phần loài cũng như vai trò thiên địch của lưỡng cư trên đồng ruộng tại khu vực Văn Sơn - Đô Lương - Nghệ An cũng như ở các vùng lân cận.

- Cần tiếp tục nghiên cứu mô hình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM), trong đó sử dụng lưỡng cư làm thiên địch để phòng trừ và tiêu diệt các loài sâu hại, cung cấp

các nông sản sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Quản lí việc sử dụng các loại hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp, tránh lượng tồn dư và ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trong hệ sinh thái nông nghiệp nói chung, hệ sinh thái đồng ruộng xã Văn Sơn nói riêng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HÌNH THÁI, SINH THÁI LƯỠNG cư trên hệ sinh thái đồng ruộng xã văn sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 65)