9 Bộ Chân bụng giữa: Gastrôpda
3.5. Một số đặc trưng cơ bản của quần thể Ngóe ở KVNC 1 Mật độ
a, Biến động mật độ Ngóe theo GĐPTCL
Nghiên cứu mật độ Ngóe ở hệ sinh thái đồng ruộng xã Văn Sơn theo GĐPTCL, thu được kết quả trình bày ở Bảng 3.17. và biểu đồ Hình 3.13.
Thành phần thức ăn của Chầu theo con mồi (n=13)
GĐPTCL T0 (0C) Rh (%) BRL BRN BMBT BMĐ Đẻ nhánh 21 0,81 0,10 0,03 0,04 0,01 Đứng cái 21 0,86 0,18 0,06 0,09 0,10 Làm đòng 26 0,79 0,15 0,09 0,14 0,10 Trổ 26 0,84 0,16 0,05 0,06 0,08 Thu hoạch 30 0,80 0,03 0,01 0,02 0,02
Sau thu hoạch 29 0,63 0,14 0,12 0,02 0,10
Gieo sạ (vụ sau) 27,5 0,69 0,10 0,06 0,02 0,04
Bảng 3.17. Mật độ Ngóe ở KVNC (con/m2)
Mật độ Ngóe ở KVNC không ổn định mà biến động theo vi sinh cảnh nghiên cứu và theo GĐPTCL. Mật độ Ngóe thấp nhất (0,01 con/m2) ở vi sinh cảnh Bờ ruộng nhỏ-Giai đoạn cây lúa thu hoạch và vi sinh cảnh Bờ muơng đất- Giai đoạn cây lúa đẻ nhánh. Mật độ Ngóe cao nhất (0,18 con/m2) ở vi sinh cảnh Bờ ruộng lớn-Giai đoạn cây lúa đứng cái.
Mật độ Ngóe ở KVNC ■ Bờ mộng lớn - Bờ mộng nhò ■ Bờ míreme bẽ tông ■ Bà niirans đất Hình 3.13. Mật độ Ngóe ở KVNC
Ở các GĐPTCL khác nhau, mật độ Ngóe cũng biến đổi khác nhau, có thể thấy trên biểu đồ Hình 3.13 mật độ Ngóe cao dần từ giai đoạn cây lúa đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng đến trổ bông, sau đó giảm rõ rệt ở giai đoạn thu hoạch. Có nghĩa là, mật độ của Ngóe biến đổi theo sự biến động của sâu hại ở KVNC. Ở các giai đoạn cây lúa phát triển, mật độ sâu hại cao, dẫn đến số lượng Ngóe kiếm ăn cũng cao, tần suất bắt gặp Ngóe cao. Giai đoạn thu hoạch, mật độ sâu hại giảm rõ rệt, kéo theo số lượng Ngóe cũng giảm theo nên tần suất bắt gặp giảm mạnh. Sau thu hoạch, lượng sâu hại tăng dần nên mật độ Ngóe tăng theo, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa vật ăn thịt và con mồi.
Trong bốn vi sinh cảnh nghiên cứu, thấy mật độ Ngóe luôn cao nhất ở vi sinh cảnh Bờ ruộng lớn, có thời điểm mật độ Ngóe ở Bờ ruộng lớn đạt 0,28 con/m2 (trung bình đạt 0,18 con/m2). Bờ ruộng lớn có độ cao vừa phải với nhiều ụ đất, hang hốc là nơi trú ẩn cho Ngóe vào ban ngày. Hệ thực vật chủ yếu là cỏ thấp, động vật nhỏ phong phú, các loại thức ăn cho Ngóe có sẵn. Bờ ruộng lớn cũng là vi sinh cảnh ít chịu ảnh hưởng của các hoạt động sử dụng thuốc BVTV của người nông dân. Chính những điều kiện này khiến cho mật độ Ngóe ở đây luôn cao hơn các vi sinh cảnh còn lại.
Các vi sinh cảnh còn lại có mật độ Ngóe thấp hơn và có nhiều sự biến động do đây là những vi sinh cảnh có ít điều kiện phù hợp cho Ngóe sinh sống và kiếm ăn, chỉ thích hợp vào một vài thời điểm khi có những sự tác động của con người.
So với nghiên cứu của Văn Thị Vân Anh (2013) [3], tại Xuân Lâm, Thanh Chương thì mật độ Ngóe tại KVNC cao hơn nhiều (0,07 con/m2 so với 0,02 con/m2). Các hoạt động của con người ở KVNC như tưới tiêu đảm bảo độ ẩm cao trên đồng ruộng, không chăn thả trâu bò trong khu vực sản xuất nông nghiệp, hệ thực vật ven bờ phong phú, kéo theo sự đa dạng các động vật nhỏ là con mồi Ngóe, người dân không có nhu cầu khai thác Ngóe làm thực phẩm. Đó chính là lý do khiến cho mật độ Ngóe ở đây cao hơn.
Mật độ Ngóe tại các vi sinh cảnh nghiên cứu phụ thuộc vào mực nước trong ruộng. Khi trong ruộng không có nước, mật độ Ngóe trung bình tại các vi sinh cảnh là 0,025 con/m2. Khi trong ruộng có mực nước khoảng 1 -3 cm mật độ Ngóe là 0,055 con/m2. Khi mực nước trong ruộng biến động 3 đến 10 cm, mật độ Ngóe trung bình tại vi sinh cảnh nghiên cứu là 0,09 con/m2. Lúc có mưa to hoặc nước máy mới bơm vào ruộng, mực nước trong ruộng cao trên 10 cm, mật độ Ngóe đạt cao nhất là 0,21 con/m2. Điều này được thể hiện ở hình 3.14. Sự biến động này cho thấy Ngóe chỉ kiếm ăn trên mặt đất ẩm chứ không phải dưới nước.
Hình 3.14. Biến động mật độ Ngóe theo mực nước trong ruộng.
3.5.2. Sinh sản
Nghiên cứu đặc điểm sinh sản quần thể Ngóe ở KVNC thu được kết quả như sau:
Trong 77 cá thể Ngóe thu bắt, có 51 cá thể cái (chiếm 66,23%) và 26 con đực (chiếm 33,77%). Khi so sánh với nghiên cứu của Văn Thị Vân Anh (2013)[3] thực hiện trên đồng ruộng Xuân Lâm, Thanh Chương, Nghệ An thấy rằng hai quần thể có tỉ lệ đực/cái là gần tương đương nhau (66,23% so với 65,57%, và 33,77% so với 34,43%).
Khi phân tích sức sinh sản của quần thể Ngóe thu được kết quả trình bày ở Bảng 3.18.
Bảng 3.18. Sức sinh sản của Ngóe cái (n=51) ở KVNC
Khối lượng cơ thể Số trứng
Thời kì (gam) (quả)
Đẻ nhánh 12,79 990,57
Đứng cái 9,00 730,00
Làm đòng 9,31 840,00
rri Á
Trô 10,20 649,00
Sau thu hoạch 17,35 1213,50
Gieo mạ 13,61 1123,00
Giải phẫu 51 cá thể Ngóe cái, thấy có 24 cá thể đang mang trứng, chiếm tỉ lệ 47%.
Nghiên cứu sức sinh sản tuyệt đối của Ngóe cái ở KVNC bằng tỉ lệ số quả trứng trên 1g thể trọng, thu được kết quả như sau: trung bình Ngóe cái có 77,47 quả trứng/g(cơ thể), cao nhất đạt 90,24 quả trứng/g(cơ thể), và thấp nhất đạt 63,61 quả trứng/g(cơ thể). Mối tương quan giữa số trứng, khối lượng hai buồng trứng và khối lượng cơ thể được trình bày ở biểu đồ Hình 3.15.
Trong suốt thời gian nghiên cứu, luôn thấy có những cá thể cái mang trứng. Điều này chứng tỏ Ngóe có khả năng sinh sản liên tục. Số lượng trứng/cá thể giao động từ 450-2029 quả, tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể và tuổi của Ngóe.