Giải pháp 3: Giáo dục lòng nhân ái cho HS thông qua các hoạt động ngoà

Một phần của tài liệu skkn tiểu học TH21 18ok (Trang 40 - 65)

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.3. Giải pháp 3: Giáo dục lòng nhân ái cho HS thông qua các hoạt động ngoà

động ngoài giờ lên lớp

2.3.1.Giáo dc lòng nhân ái cho HS qua nhng câu chuyn k v

Bác H

2.3.1.1. Xây dựng kế hoạch kể chuyện

Trong năm học, tôi đã tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề và triển khai trong các tiết sinh hoạt lớp, với phương châm “Mi tun mt câu chuyn đạo đức Bác H kính yêu” thời lượng kể chuyện tối đa là 10 phút. Các em HS tự chọn những câu chuyện tấm gương phẩm chất nhân ái của Bác Hồ theo chủ đề của tháng đăng ký với GV chủ nhiệm để phân công và giới thiệu kể chuyện.

Tháng 9: Với chủ đề giáo dục: “ Đạo đức Bác Hồ, Bác Hồ với nhà trường”

Các câu chuyện được xoay quanh đạo đức Bác Hồ, Bác Hồ với nhà trường

được định hướng bằng những câu chuyện như sau:

• Những lời Bác dạy về đạo đức.

• Thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường.

• Ấn tượng lần đầu Bác Hồ đến thăm trường.

Tháng 10: Với chủ đề giáo dục: “ Nhân cách Bác Hồ, Bác Hồ với học sinh”

Các câu chuyện được xoay quanh lòng nhân ái của Bác Hồ với các em thiếu

niên, nhi đồng được định hướng bằng những câu chuyện như sau:

1. Bác Hồ với trung thu độc lập đầu tiên.

2. Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng. 3. Các cháu vào đây với Bác

4. Các em sạch và ngoan thật

Tháng 11: Với chủ đề giáo dục: “Tôn sư trọng đạo”

40

thống tôn sư trọng đạo được định hướng bằng những câu chuyện như sau: 1. Bác Hồ với sự nghiệp trồng người.

2. Bác dặn: Thầy cô thì phải hiểu học trò, phải thực sự thương yêu, chăm sóc học trò. Dạy học không phải dạy trên lớp mà còn phải liên hệ với gia đình đoàn thể.

3. Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài.

4. Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục của dân tộc .

Tháng 12: Với chủ đề giáo dục: “Uống nước nhớ nguồn”

Các câu chuyện được xoay quanh Truyền thống uống nước nhớ nguồn

của dân tộc ta vì uống nước nhớ nguồn là truyền thống đạo lý nhân ái có ngàn

đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu nhất được định hướng bằng những câu chuyện như sau:

1. Tấm lòng Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ. 2. Tấm lòng Bác Hồ với các chiến sỹ.

3. Miền Nam trong trái tim tôi. 4. Bác Hồ về quê hương.

5. Câu chuyện về 3 chiếc ba lô.

Tháng 1+ 2: Với chủ đề giáo dục: “Mừng Đảng, mừng xuân”

Các câu chuyện được xoay quanh Trách nhiệm của Đảng, của Bác Hồ với

dân với nước” được định hướng bằng những câu chuyện như sau:

1. Bác Hồ nói chuyện “Tết” và “ Xuân” 2. Đời sống của dân quan trọng hơn. 3. Bác có phải là vua đâu.

4. Bác với miền Nam.

41

Tháng 3: Với chủ đề giáo dục: “Bác Hồ với tuổi trẻ của đất nước”

Các câu chuyện được xoay quanh Bác Hồ với thế hệ tương lai của đất nước

được định hướng bằng những câu chuyện như sau: 1. Những vị khách tí hon.

2. Bác Hồ rất quan tâm đến con trẻ. 3. Chú ngã có đau không?

4. Phải quan tâm đến mọi người hơn.

Tháng 4: Với chủ đề giáo dục: “Hòa bình hữu nghị”

Các câu chuyện được xoay quanh Bác Hồ với nhân dân và thanh thiếu nhi các nước được định hướng bằng những câu chuyện như sau:

1. Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ. 2. Mênh mông quá...

3. Bức tranh thêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng đại tá Stephenl 4. Bác Hồ tặng khăn quàng

Tháng 5: Với chủ đề giáo dục: “Bác Hồ kính yêu”

Các câu chuyện được xoay quanh “Tấm gương đạo đức sáng ngời, tấm lòng

cao cả, vĩ đại của Bác Hồ đối với dân tộc” được định hướng bằng những câu

chuyện như sau:

1. Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ Chủ Tịch. 2. Bài học dựa vào dân.

a. Phân công kể chuyện:

Dựa trên việc đăng kí các mẩu chuyện của mỗi tổ, GV phân công các thành viên trong tổ hoặc tự nguyện đăng kí kể chuyện trước lớp trong mỗi tuần.

42

Hình 4. Em Nguyễn Thùy Dương- Giải Nhất (cấp trường)

Kể chuyện về Bác Hồ

Hình 5. Các bạn trai đóng vai Bác Hồ và các chú bộ đội trong truyện:

43

Hình 6. Em Phạm Phương Linh kể chuyện về tấm lòng nhân ái

2.3.2.Giáo dc lòng nhân ái cho HS vic đọc sách truyn.

GV khuyến khích HS đọc những câu chuyện hay về lòng nhân ái trước giờ ngủ bán trú bằng cách GV giới thiệu sách hoặc kể những câu chuyện về lòng nhân ái. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chia sẻ những câu chuyện đã nghe, đã đọc hoặc giới thiệu những cuốn sách hay:

44

Hình 7. Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis

Những tấm lòng cao cả Cuore ra đời từ những năm 80 của thế kỷ 19 đã làm cho tên tuổi nhà văn Edmondo De Amicis 1846 – 1908 trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Cho đến nay tác phẩm bất hủ này vẫn vang vọng và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc đặc biệt là các em thiếu nhi ở các thời đại khác nhau.

Đó là một câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng cao cả, thánh thiện của họ mãi là những bài học đạo đức sâu sắc và đáng quý.

45

Hình 8. Lòng nhân ái, sự san sẻ

Trong cuộc sống, lòng nhân ái, sự san sẻ, biết cho đi mà không tính toán, không suy nghĩ thiệt hơn chính là những hạt giống yêu thương nảy mầm xanh tốt, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, hòa bình và tiến bộ. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều câu chuyện tuyệt vời về lòng nhân ái tạo nên những điều kỳ diệu, cổ vũ khích lệ con người vượt qua sự ích kỷ để hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Quyển sách “Những câu chuyện hay nhất

dành cho tuổi thơ về: Lòng nhân ái, sự san sẻ” gồm 29 câu chuyện mang

tính nhân văn sâu sắc. Các câu chuyện như: Chàng Quân tử; Bác Thợ giày và

hai chú tí hon; Ba chàng hoàng tử; Quả bầu tiên; Cây cầu của ước mơ;

Chuyện con mèo dạy hải âu bay; Cho và nhận; Đằng sau sự chia sẻ; Chiếc

máy bơm cũ; Miệng nói ra hoa ra ngọc; Người lễ tân; Chiều sâu của sự chia

sẻ; Thủ tướng và bác sĩ; Ly sữa; Mẹ Teresa - Tấm gương về lòng nhân ái; Nữ

46

trong lòng mỗi con người dù ở bất cứ thời đại nào. Đó là lòng nhân ái mà người với người dành cho nhau, thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Tình cảm đó có thể được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể là một niềm thương cảm trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Sức mạnh của lòng yêu thương có thể lan tỏa để dập tắt mọi khó khăn bất hạnh của con người. Cùng với lòng nhân ái, sự sẻ chia là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, là những hành động, việc làm thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh về niềm vui, nỗi buồn, giúp nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Đó chính là sự “cho” và “nhận” để làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và được ví như dòng nước mát của lòng yêu thương sẽ tưới cho cây đời xanh tươi mãi mãi.

47

Khiêm nhường, khoan dung là gốc của mọi đức hạnh. Người khiêm tốn, khoan dung là người có nhiều nhất; dù sự khiêm tốn, lòng khoan dung nhiều khi bị hiểu lầm là yếu kém, nhút nhát và thiếu tự tin; thậm chí là nhu nhược. Thật ra, khiêm tốn khoan dung chính là một sức mạnh nội tại xuất phát tự nhiên từ một người có trí tuệ “biết mình, biết người” - tự tin nơi chính mình nhưng vẫn luôn cầu tiến và sẵn sàng học hỏi nơi người khác, ngay cả ở nơi những người thua kém hơn; sẵn sàng buông bỏ, tha thứ khi cần buông bỏ tha thứ. Người có lòng khiêm tốn, đức khoan dung bao giờ cũng là những con người thường hay thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người. Quyển sách “Những câu chuyện hay nhất dành cho tuổi thơ về: Tính khiêm tốn,

lòng khoan dung” Qua 143 trang sách, các bạn nhỏ sẽ có được những cảm nhận thú vị khi đọc các câu chuyện như: Chú gà trống kiêu căng; Vua chích

chòe; Nước trường sinh; Nàng công chúa kiêu ngạo; Thua trí ông già; Người

tiều phu và học giả; Thượng tướng và hạ sĩ; Học khiêm tốn; Khoan dung là

sự ưu ái bản thân; Miếng bánh mì bị cháy; Chuyện những củ khoai tây; Vị

thiền sư và tên trộm; Hòn đá ném đi; Hai người hầu bàn; Viên gạch xấu xí;

Câu chuyện về những giấc mơ; Sự khoan dung của một nữ tổng thống;… Mỗi

câu chuyện với những tình tiết khác nhau, nhưng đều cho chúng ta thấy được phẩm giá con người là những viên đá quý. Người khiêm tốn luôn tôn trọng và quan tâm đến quyền lợi, nhu cầu và niềm hạnh phúc của người xung quanh mình. Đức tính khiêm tốn, khiêm nhường là nhân đức để tu chỉnh lòng kiêu ngạo, tính khoe khoang, tự cao, tự đại. Bởi lẽ, trong đời sống tri thức phong phú vô hạn, cho dù tài năng của bạn lớn đến đâu cũng không thể nắm bắt được tất cả các kiến thức về các phương diện. Hãy làm người khiêm tốn để luôn hoàn thiện bản thân. Còn đối với người có lòng khoan dung, độ lượng thì sẽ không bao giờ chấp nhặt những chuyện cỏn con mà người khác đã gây ra cho mình. Chính lòng khoan dung tạo nên sự cảm thông với cuộc sống, cảm thông với những điểm yếu, điểm hạn chế của người khác và giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Khoan dung, với giá trị sâu sắc của nó, được

48

ví như một sợi dây vô hình nối trái tim với trái tim, làm cho cuộc sống giàu tình thương, xã hội hòa bình, thân ái. Tập hợp những câu chuyện tiêu biểu về tính khiêm tốn, lòng khoan dung, đặc biệt đằng sau mỗi câu chuyện đều có nội dung ngắn rút ra bài học cuộc sống giúp bạn đọc dễ ghi nhớ, quyển sách sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng giáo dục đạo đức, tính cách tốt cho con trẻ thông qua những câu chuyện kể sinh động hấp dẫn này.

2.3.3. GD lòng nhân ái cho HS thông qua các hot động nhân đạo

Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấu cảm của học sinh trước những con người, những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua các hoạt động nhân đạo, học sinh biêt thêm được những hoàn cảnh khó khăn của những người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người khuyết tật, người gìa cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống, ... để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: Tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,...

Trong năm học vừa qua, hoạt động nhân đạo trong trường tôi được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

- Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam. - Quyên góp cho chương trình “Trái tim cho em”

- Tổ chức trung thu cho học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa. - Gây quỹ ủng hộ người tàn tật, khuyết tật.

49

Hình 10. Chương trình “Giao lưu với người khuyết tật tỉnh Nam Định

Hình 11. Ban giám hiệu nhà trường cùng GVCN thăm hỏi động viên gia

50

Hình 12. Những chuyến xe nghĩa tình hướng về miền Trung thân yêu

51

Hình 14. Hướng về miền Trung- Hành trình đong đầy yêu thương

52

2.3.4. Giáo dc lòng nhân ái cho HS thông qua các hot động tri nghim

Tổ chức cho các em được trực tiếp tham gia các buổi lao động trải nghiệm tại trường: "Em là thợ làm vườn", "Em là người lao công", "Em là

người cấp dưỡng giỏi"... giúp học sinh hiểu được nỗi vất vả của người lao động từ đó có sự cảm thông, chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ những người lao động.

Sau khi HS thực hành trải nghiệm, tôi có những câu hỏi để phỏng vấn HS:

Ví dụ:

- Các con thấy làm công việc này có vất vả không?

-Công việc các con vừa làm mang lại lợi ích gì?

-Các con có hài lòng về kết quả công việc của mình không?

- Nếu có bạn vứt giấy rác bừa bãi ( bẻ cành, bứt lá, đổ cơm thừa,...) thì

con cảm thấy thế nào?

Sau những buổi lao động trải nghiệm đó đã hình thành cho các em kỹ năng lao động nhóm, sự cố gắng vươn lên hoàn thành công việc một cách có trách nhiệm với tập thể, với nhóm. Giúp các em có kỹ năng hợp tác làm việc. Ngoài ra,các em thấy được ý nghĩa của công việc cũng như những vất vả mà người lao động đang trải qua. Từ đó giáo dục học sinh sự tôn trọng người lao động và biết trân trọng công sức của người lao động . HS sẽ có ý thức hơn trong mọi việc làm của mình.

Tổ chức cho HS giao lưu với trẻ khuyết tật và mồ côi, giao lưu với các bạn ở vùng nông thôn, các bạn có hoàn cảnh khó khăn,... Từ đó, giáo dục cho HS biết cảm thông, chia sẻ, biết thể hiện lòng nhân ái qua việc làm từ thiện: ủng hộ quần áo, tiền, trò chuyện động viên các bạn. HS sẽ ý thức trách nhiệm hơn với bản thân và với người xung quanh.

Tổ chức cho học sinh trải nghiệm cuộc sống, về vùng nông thôn, thăm làng nghề đã tạo điều kiện cho các em rèn kỹ năng về mặt xã hội: hiểu về môi

53

trường, đời sống và sinh hoạt của người dân ở vùng nông thôn đặc biệt là cuộc sống của các bạn cùng trang lứa ở làng nghề. Học tập ở các bạn trách nhiệm với bản thân, gia đình, biết chia sẻ nỗi nhọc nhằn với người thân. Sau buổi trải nghiệm, hướng dẫn HS có những việc làm cụ thể giúp đỡ ông bà, cha mẹ và những người xung quanh.

Hình 16. HS chăm chú lắng nghe giới thiệu về làng nghề truyền thống sơn mài và đan cót ở xã Liên Minh- Huyện Vụ Bản.

54

Hình 17. HS say sưa giao lưu và trải nghiệm cùng các bạn ở làng nghề

55

Hình 19. HS lễ phép chào các bác trước khi ra về

56

GVCN cho HS luân phiên nhau làm chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng và các trưởng ban để học sinh có tinh thần trách nhiệm, yêu thương, quan tâm hơn đến bạn bè. GV thay đổi hình thức sinh hoạt lớp, ngoài việc nhận xét nề nếp, học tập của các em trong tuần GV kết hợp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Hàng tuần lên kế hoạch giúp các em thực hành

Một phần của tài liệu skkn tiểu học TH21 18ok (Trang 40 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)