Giải pháp 4: Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin 4.0 trong công tác

Một phần của tài liệu skkn tiểu học TH21 18ok (Trang 65 - 74)

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.4. Giải pháp 4: Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin 4.0 trong công tác

tác truyền thông, phát huy hiệu quả trang website, fanpage của nhà trường, Sổ liên lạc

2.4.1.Tăng cường áp dng công ngh thông tin 4.0 trong công tác ging dy

Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở mỗi trường đều được trang bị nhiều thiết bị dạy học đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên khai thác tài liệu, thông tin, hình ảnh, video,... và cũng dễ dàng chuyển tải nội dung đó đến với học sinh nhằm kích thích sự hứng thú, niềm say mê khi tiếp thu những vấn đề về phẩm chất nhân ái.

Muốn dạy các vấn đề liên quan đến phẩm chất nhân ái, chúng ta chỉ việc vào Google hoặc vào Thư viện trực tuyến Violet để download về, sau đó sử dụng phần mềm PowerPoint để soạn thảo trình chiếu.

Nếu hình ảnh download xuống bị mờ ta có thể sử dụng phần mềm Ofice Picture Manager để điều chỉnh.

Đối với phim, khi download về thường có định dạng đuôi là flv, cần phải dùng phần mềm để chuyển “flv” sang “avi” hoặc “mpg” mới đưa vào PowerPoint trình chiếu được. Nếu đoạn phim download xuống quá dài làm ảnh hưởng đến tiết dạy tôi có thể sử dụng phần mềm Movie Maker để cắt, ghép phim tư liệu

Ví dụ: Khi dạy bài “Tiếng ru” Tiếng việt lớp 3

Ngoài những hình ảnh trong SGK tôi có thể download những hình ảnh : con ong đang hút nhụy, gây mật ngọt cho đời, con cá đang bơi lội tung tăng, con chim đang sải đôi cánh bay liệng tự do trên bầu trời,... để phục vụ bài dạy.

Hoặc bài tập làm văn “Viết thư”, tôi cho học sinh xem một đoạn phim về lũ lụt, về những mảnh đời không may mắn, những người “chiến sĩ

áo trắng” trên tuyến đấu chống dịch bệnh Covid- 19, những việc làm từ

thiện,... sau đó yêu cầu học sinh:

65

• Lựa chọn đối tường cần viết thư

• Viết thư, thăm hỏi, động viên, an ủi.

• Ngoài ra có thể quyên góp hoặc vận động người lớn quyên góp ủng hộ tùy theo khả năng.

Đó chính là cơ sở giúp tôi khắc sâu kiến thức và thực hiện hiệu quả cao trong việc lồng ghép tích hợp giáo dục phẩm chất nhân ái đến học sinh.

Bên cạnh đó, giáo viên giới thiệu tới các em học sinh chương trình vòng tay nhân ái: “Quà tặngcuộc sống, “Vượt lên chính mình”, “Tiếp sức hồi

sinh”, “Mở cửa tương lai”, “Kết nối yêu thương”, “Ước mơ từ làng”, “Cùng

xây ước mơ”, “Thần tài gõ cửa”” Trái tim cho em”” Lục lạc vàng” “ Như

chưa hề có cuộc chia ly” “Ngôi nhà mơ ước” “Xin chào cuộc sống” …

được phát sóng trên truyền hình của Đài truyền hình để các em tham khảo.

2.4.2. Tăng cường áp dng công ngh thông tin 4.0 trong công tác truyn thông, phát huy hiu qu trang website, fanpage, s liên lc đin t

ca nhà trường.

Nhà trường đã xây dựng website, FanPage, kết hợp với Tổng Công ty Viễn thông Viettel sử dụng sổ liên lạc điện tử thường xuyên có bài viết về tấm gương phẩm chất nhân ái của các thầy cô, của học sinh và tấm gương ngoài xã hội. Từ đó nhân rộng những tấm gương điển hình của lòng nhân ái.

Kết luận: Với giải pháp tăng cường áp dụng công nghệ thông tin 4.0 trong công tác truyền thông, phát huy hiệu quả trang website, fanpage của nhà trường, Sổ liên lạc mang lại hiệu ứng lan tỏa không chỉ với học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh mà còn với xã hội về tầm quan trọng trong việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh ngay từ lứa tuổi Tiểu học.

66

Hình 21. Giao diện trang fanpage của nhà trường

67

2.5. Giải pháp 5: Huy động sự chung tay của gia đình học sinh và các tổ chức xã hội trong quá trình giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh mọi lúc, mọi nơi

Người thầy đầu tiên của các em chính là bố mẹ và ngôi trường đầu tiên của mỗi người chính là gia đình. Vì vậy, muốn dạy cho các em có nhân cách tốt thì bố mẹ và các thành viên trong gia đình chính là tấm gương.

Trong hành trình giáo dục đến thế hệ trẻ, chúng ta hay nói tới sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Muốn tạo nên một nhân cách tốt, một thế hệ có kiến thức, hoài bão, sống có đạo đức, sự phối hợp giáo dục này là không thể tách rời. Đặc biệt là mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Không thể dạy các con phải trung thực trong khi bố mẹ hoặc ai đó xung quanh con thường xuyên nói dối. Không thể dạy trẻ con ngăn nắp khi người lớn lại không gọn gàng chỉnh chu. Nếu bố mẹ chưa từng nói và làm những việc từ thiện thì ít có khả năng con biết giúp đỡ người kém may mắn hơn mình. Bố mẹ không quen nói lời yêu thương với nhau, với con cái thì con cái cũng thấy “ngường ngượng” khi bày tỏ tình cảm với bố mẹ và những người khác bằng những lời thân thiện. Thái độ thờ ơ, thiếu sự chia sẻ, quan tâm của bố mẹ có thể làm cho trẻ cảm thấy lạc lõng và nhụt chí. Lâu dần, con cũng sẽ trở nên lạnh lùng với mọi người, bàng quan với những vấn đề xung quanh. Mặt khác, môi trường xã hội mà các em tiếp xúc nếu thiếu lành mạnh có nhiều hành vi bất nhân... sẽ làm các em bị ảnh hưởng tiêu cực, khó hình thành những thói quen tốt cho lòng nhân ái.

Do đó, bố mẹ hãy giáo dục con cái bắt đầu bài học đầu tiên về lòng nhân ái từ chính gia đình mình. Luôn khuyến khích con trẻ giúp đỡ ông bà những việc nhỏ hàng ngày. Xa hơn, hãy chỉ cho con những hành động cụ thể như nhường chỗ cho người cao tuổi trên xe buýt hay dắt tay những cụ già qua đường. Truyền cho con lòng thương cảm đối với những người neo đơn hay gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính từ những rung động sâu sắc đó, con trẻ sẽ ý thức được trách nhiệm đối với mọi người xung quanh mình.

68

Thường xuyên kể cho con nghe câu chuyện về những trẻ em bị khuyết tật nhưng tràn đầy tinh thần ham học; hình ảnh đồng bào bị thiên tai, lũ lụt trên nhiều tỉnh, thành cả nước. Giúp con biết thấu hiểu và chia sẻ những mất mát của những số phận kém may mắn hơn mình… Bằng những hành động thực tế, con trẻ sẽ hình dung được cụ thể câu nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Sự đóng góp nhỏ bé ấy sẽ góp phần bù đắp những thiệt thòi mà ở đâu đó vẫn còn nhiều người phải gánh chịu. Tâm hồn trẻ thơ trong trẻo như tờ giấy trắng, vì thế con trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu những điều hay lẽ phải nếu được bố mẹ giáo dục và hướng dẫn đúng cách. Muốn nuôi dưỡng lòng nhân ái cho con, hãy khơi dậy đức tính đó ở con, ngay từ lúc còn nhỏ.

Như ta đã biết, lòng nhân ái của con người ngoài bản tính sẵn có, nó còn được hình thành từ trong gia đình và nhà trường, thông qua quá trình trải nghiệm cuộc sống thực tế. Những người có lòng nhân ái thường dễ thành công hơn người khác. Vì sao vậy? Vì tình yêu thương toát ra từ cử chỉ, hành động, ánh mắt và lời nói luôn đem đến cho người đối diện một sự tin cậy đặc biệt.

Vy làm thế nào để to mi liên h mt thiết vi ph huynh và động viên ph huynh làm gương cho các con?

• Tại cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên hãy cố dành nhiều thời gian bàn về việc trao đổi cách giáo dục các em thay vì phổ biến các khoản chi tiêu. Phân tích thật sâu vói phụ huynh giá trị, tầm ảnh hưởng của bố mẹ, gia đình đến việc hình thành nhân cách của các em.

• Khi học sinh có hành vi lệch lạc giáo viên cần trao đổi với phụ huynh, tìm nguyên nhân, thống nhất đưa ra cách giải quyết.

• Lập nhóm zalo, facebook của lớp để phụ huynh cùng vào quan sát các hoạt động của các em. Giáo viên có thể quay lại các buổi tranh luận, thảo luận để phụ huynh hiểu con mình hơn.

69

Kết luận: Lòng nhân ái giống như một kết quả của việc xây một tòa lâu đài lớn và hành động cụ thể đã nêu được ví như là hành động đặt viên gạch thật vững chắc. Hy vọng các bậc bố mẹ và bản thân trẻ sẽ đặt tiếp những viên gạch khác, xây tiếp nền móng để lòng nhân ái thực sự đưaợc bừng sáng và vững chắc ở thế hệ trẻ ngày nay.

2.6. Giải pháp 6: Khuyến khích thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống

2.6.1. Khuyến khích th hin phm cht nhân ái đối vi bn bè

- GV cần tạo bầu không khí vui tươi để học sinh có cảm giác thoải mái, hứng thú từ đó học sinh thích tham gia vào các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí, đọc thơ, kể chuyện, múa, hát, đóng kịch... để được giao lưu cởi mở, thân thiết hơn với bạn bè.

- Tổ chức hoạt động lao động: Giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh. Trong quá trình lao động, GV động viên, khích lệ học sinh hoạt động cùng nhau, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc.

- Tổ chức hướng dẫn hoạt động thăm quan, dã ngoại, khuyến khích học sinh thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, bảo vệ bạn, kiểm tra sĩ số lúc lên xe về.

- Tổ chức hướng dẫn hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày: GV cũng có thể tạo ra các tình huống khác nhau trong các thời điểm khác nhau để giáo dục phẩm chất nhân ái cho trẻ như giúp bạn dọn dẹp lớp học, cùng bạn cất dọn trong giờ ăn ...

- Thành lập: “Đôi bạn cùng tiến” có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học tập.

- Quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật, chúc mừng bạn khi bạn được điểm tốt, chúc mừng khi bạn đạt giải cao, thăm hỏi bạn khi bạn mệt, an ủi động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn....

- Dạy học sinh thể hiện tính khiêm tốn, không coi thường bạn bè, trân trọng những thành quả lao động, đề cao những cố gắng của người khác.

70

2.6.2. Khuyến khích th hin phm cht nhân ái đối vi gia đình

-Chăm chỉ làm công việc nhà. -Quan tâm chăm sóc người thân.

2.6.3. Khuyến khích th hin phm cht nhân ái đối vi cng đồng

- Trao những phần quà nhỏ gồm thức ăn, nước uống cho một số người vô gia cư, có hoàn cảnh khó khăn trong việc mưu sinh.

- Thực hiện tiết kiệm, ủng hộ bạn nghèo giúp bạn vơi bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

71

Hình 24. Món quà dù không có giá trị nhiều về vật chất nhưng chứa đựng

bao tình cảm yêu thương

Kết luận: Giúp học sinh hiểu: “Gieo nhân ái, gt nhân cách” mỗi ngày hành động nhân ái trong các em được lan tỏa sâu rộng, trở thành một việc làm thường xuyên, góp phần hình thành nhân cách sống.

72

III. HIU QU DO SÁNG KIN ĐEM LI

1. Hiệu quả về kinh tế:

- Sáng kiến không tốn kém về kinh tế không cần mua thêm đồ dùng, trang thiết bị dạy học mà mang lại hiệu quả giáo dục cao. Sáng kiến dễ áp dụng nhằm giúp hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh.

2. Hiệu quả về xã hội:

- Qua một năm học thực hiện các giải pháp vào việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 3, tôi thấy các em học sinh có chuyển biến rất rõ rệt:

- Các em hứng thú hơn khi đến trường, với các em: “ Mỗi ngày đến

trường là một ngày vui”.

- Các em có những hành vi ứng xử văn hóa, có tình người; biết yêu thương; chia sẻ; giúp đỡ bạn bè. Cụ thể: Khi thấy bạn ốm, các em biết hỏi thăm bạn vì thương bạn, lo lắng cho bạn. Khi bạn chưa hiểu bài, các em đã sẵn sàng giúp đỡ giảng lại bài cho bạn. Khi nhận được sự giúp đỡ từ bạn, các em đã thể hiện thái độ trân trọng như nhìn bạn, ánh mắt ánh lên niềm vui. Khi dọn dẹp lớp, các em hào hứng tham gia, làm xong việc của mình, các em đã chủ động giúp đỡ bạn để cùng hoàn thành công việc. Các em biết chia sẻ niềm vui với nhau, vui trước thành công của bạn nhưng các em cũng đã mạnh dạn chỉ ra những khuyết điểm khi bạn mắc sai lầm. Các em đã biết kiềm chế, không gây gổ, không đánh nhau với bạn, không xúc phạm bạn. Những học sinh kiêu căng, ích kỷ cũng dần thay đổi tính cách để phù hợp với bạn bè trong lớp.

- Các em nhận thức tốt về mối quan hệ thầy trò, luôn tôn trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Khi giao tiếp, các em biết thưa gửi, thể hiện lòng biết ơn công lao người dạy bảo mình mong cho mình tiến bộ.

- Các em hiểu được sự chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai và ủng hộ từ tâm, ủng hộ theo khả năng của mình.

- Các em đã thấu hiểu hơn những vất vả mà người lao động từ đó biết trân

73 mình.

- Phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con em mình năng động, tự tin hơn trong cuộc sống, biết yêu thương, quan tâm chăm sóc người thân.

+ Năm học 2020-2021: 100% học sinh được lên lớp được xếp loại hoàn thành tốt nội dung học tập môn Đạo đức.

+ 100% học sinh đạt Tốt về các năng lực và các phẩm chất. Lớp tôi chủ nhiệm luôn được đánh giá là tập thể lớp Xuất sắc, các thành viên trong lớp luôn biết yêu thương, biết đoàn kết.

- Bản thân tôi thấy rất vui khi lớp chủ nhiệm đạt được những mục tiêu đề ra. Những học sinh có lòng nhân ái sẽ không chỉ là những đứa con ngoan, hiếu thảo, những người bạn tốt biết chia sẻ mà hơn hết các em sẽ trở thành những học sinh luôn biết phấn đấu trong học tập và tu dưỡng để làm hài lòng thầy cô và bố mẹ. Các em sẽ biết tự hoàn thiện mình. Nhà trường sẽ có một không gian văn hóa đúng mực. Phụ huynh học sinh sẽ luôn có niềm tin với nhà trường và việc giáo dục phẩm chất nhân ái sẽ góp phần làm giảm bớt tệ nạn ngoài xã hội. Hạnh phúc lớn nhất của tôi là khi gặp khó khăn các em luôn tìm tới để chia sẻ, để nhờ tôi giúp đỡ. Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được.

Một phần của tài liệu skkn tiểu học TH21 18ok (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)