Thiết kế các hoạt động hỗ trợ học sinh tự học trên lớp

Một phần của tài liệu skkn tiểu học TH21 30ok (Trang 35 - 42)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

a. Thiết kế các hoạt động hỗ trợ học sinh tự học trên lớp

a.1. Với những bài hình thành kiến thức mới

Học sinh lớp 5 có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển năng lực tự học. Bởi, nội dung Toán được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm xoáy ốc. Học sinh có thể tự mình tiến hành các hoạt động để hình thành kiến thức mới qua chuỗi hoạt động huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm học tập đã có. Do đó, để phát triển năng lực tự học của các em, tôi đã thiết kế các hoạt động giúp học sinh tự tạo lập kiến thức mới.

Theo cá nhân tôi, ba yếu tố được coi là những điều kiện để tạo nên sự thành công và hiệu quả của tự học là: hứng thú, niềm tin, ý chí. Căn cứ vào đó, tôi chia thành các mức độ đánh giá năng lực tự học trong mỗi tiết học như sau:

STT Biểu hiện Mức độ

1 - Học sinh hứng thú với các hoạt động. - Học sinh tự tin khi thực hiện các hoạt động. - Hoàn thành tốt các hoạt động, tự giác suy nghĩ để ra kết quả mà không cần sự tác động.

Học sinh có năng lực tự học tốt.

2 - Học sinh hứng thú với các hoạt động. - Học sinh tự tin thực hiện các hoạt động nhưng gặp khó khăn ở hoạt động khái quát kiến thức mới của bài.

- Cố gắng hoàn thành các hoạt động tuy nhiên cần sự giúp đỡ ở phần khái quát kiến thức mới của bài học.

Học sinh có năng lực tự học.

3 - Học sinh chưa thật sự hứng thú với các hoạt động.

- Học sinh thực hiện các hoạt động dưới sự giúp đỡ.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động, học sinh nản chí.

Học sinh có năng lực tự học chưa tốt.

Tùy theo mức độ khó của bài, tùy theo năng lực của học sinh, giáo viên sẽ thiết kế các hoạt động theo cá nhân hoặc nhóm. Dưới đây là một số ví dụ minh họa:

Phân số thập phân

Hoạt động 1: Cho các phân số sau : 5

10, 15

100, 17

1000

a. Đọc các phân số trên?

b. Mẫu của các phân số trên có đặc điểm gì?

Hoạt động 2: Đọc nội dung sau: “Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000…

được gọi là phân số thập phân” và cho biết:

a. Các phân số : 5

10, 15

100, 17

1000được gọi là……….

b. Lấy ví dụ về phân số thập phân: ………

Hoạt động 3: Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chuyển các phân số 3 2, 3 25, 17 200 thành các phân số thập phân. b. Trong các phân số 3 2, 3 25, 4

11 phân số nào có thể chuyển thành phân số thập phân?

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Học sinh dựa trên kiến

thức đã học về phân số và đọc nội dung để rút ra thế nào là phân số thập phân và lấy được ví dụ. Bên cạnh đó, học sinh có thể chuyển từ phân số sang phân số thập phân nhờ áp dụng tính chất cơ bản của phân số.

Hỗn số

Hoạt động 1: Đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu:

Tình huống : Mẹ cho Minh 2 chiếc bánh và cho thêm 2

3 chiếc bánh nữa. a. Vẽ hình biểu diễn số bánh mẹ cho Minh.

b. Hãy viết số biểu diễn số bánh mẹ cho Minh? Số em vừa viết có đặc điểm gì? c. Nêu cách đọc số em vừa viết.

Hoạt động 2: Đọc nội dung sau: “Số gồm phần nguyên (số tự nhiên) và phần

phân số người ta gọi là hỗn số” và cho biết:

a. Hỗn số gồm………. b. Lấy ví dụ về hỗn số: ………

Hoạt động 3: Em có nhận xét gì về phần phân số của hỗn số?

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Học sinh tạo lập được

kiến thức về hỗn số - tự phát hiện ra cách đọc, viết hỗn số từ cách đọc, viết số tự nhiên, phân số. Học sinh biểu diễn được hỗn số từ việc biểu diễn được số tự nhiên, phân số.

Cộng hai số thập phân

Hoạt động 1: Hãy đọc bài toán sau và nêu phép tính cần thực hiện để tìm lời ra

đáp số của bài toán:

“Có 2 đoạn dây. Đoạn dây thứ nhất dài 1,25 mét; đoạn dây thứ hai dài 1,84 mét. Hỏi cả hai đoạn dây dài bao nhiêu mét?”

Hoạt động 2:Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Số đo chiều dài 2 đoạn dây trong bài toán ở dạng số nào?

b. Em hãy tìm cách đưa các số đo đó về số tự nhiên rồi tính. (gợi ý: Đổi 1,25 m =….cm; 1,84 m = …cm).

c. Cả hai đoạn dây dài bao nhiêu mét?

Hoạt động 3: Hãy thực hiện phép cộng 1,25 + 1,84 theo các bước sau:

a. Đặt tính sao cho các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

b. Thực hiện phép tính như cộng số tự nhiên. Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

c. So sánh tổng vừa tính với kết quả tìm được ở hoạt động 2.

Hoạt động 4: Thực hiện yêu cầu sau:

a. Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?

b. Vận dụng kết luận trên vừa nêu hãy thực hiện phép tính sau: 4,75 + 1,3

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Học sinh rút ra được kiến thức về cách cộng hai số thập phân dựa trên cộng số tự nhiên, đổi đơn vị đo, thực hiện các gợi ý.

Tổng nhiều số thập phân

Hoạt động 1: Hãy đọc bài toán sau và thực hiện các yêu cầu sau:

“Người ta uốn một sợi dây theo thành hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 8,7 dm; 6,25 dm; 10 dm. Tính chu vi của hình tam giác đó.”

a. Viết phép tính biểu diễn yêu cầu của của bài toán.

b. Nhận xét gì về phép tính trên? Có làm đồng thời được không?

Hoạt động 2:Đặt tính rồi tính để tìm ra kết quả. Có lưu ý gì khi đặt tính?

Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi:

a. a. Muốn tính tổng nhiều số thập phân ta làm như thế nào? b. Vận dụng tính 1,84 + 3,4 + 5,64

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Học sinh rút ra được kiến thức cách cộng tổng nhiều số thập phân dựa trên dựa kiến thức đã biết về cộng tổng nhiều số tự nhiên.

Trừ hai số thập phân

Hoạt động 1: Hãy đọc bài toán sau và nêu phép tính cần thực hiện để tìm lời ra

đáp số của bài toán:

“Có 2 đoạn dây. Đoạn dây thứ nhất dài 1,25 mét; đoạn dây thứ hai dài 1,84 mét. Hỏi đoạn dây thứ hai dài hơn đoạn dây thứ nhất bao nhiêu mét?”

Hoạt động 2:Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Số đo chiều dài 2 đoạn dây trong bài toán ở dạng số nào? b. Em hãy tìm cách đưa các số đo đó về số tự nhiên rồi tính. c. Đoạn dây thứ hai dài hơn đoạn dây thứ nhất bao nhiêu mét?

Hoạt động 3: Hãy thực hiện phép cộng 1,84 – 1,25 theo các bước sau:

a. Đặt tính sao cho các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

b. Thực hiện phép tính như trừ hai số tự nhiên. Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ.

c. So sánh hiệu vừa tính với kết quả tìm được ở hoạt động 2.

Hoạt động 4: Thực hiện

a. Muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào?

b. Phép tính 4,5 – 2,84 có đặc điểm gì? (gợi ý quan sát số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ và số trừ). Suy nghĩ và nêu cách thực hiện tính.

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Học sinh có thể tự học

cá nhân để rút ra được kiến thức cách trừ hai số thập phân dựa trên trừ số tự nhiên, đổi đơn vị đo, thực hiện các gợi ý để từ đó rút ra được cách trừ hai số thập phân.

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Hoạt động 1: Hãy đọc bài toán sau và nêu phép tính cần thực hiện để tìm lời ra

đáp số của bài toán:

“Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 5,4 m; chiều rộng 4m. Tính diện tích mảnh vườn đó với đơn vị là mét vuông?”

Hoạt động 2:Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Số đo chiều dài mảnh vườn trong bài toán ở dạng số nào? b. Em hãy tìm cách đưa số đo đó về số tự nhiên rồi tính. c. Diện tích mảnh vườn là bao nhiêu mét vuông?

a. Đặt tính và nhân như nhân các số tự nhiên.

b. Đếm xem trong phân thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

c. So sánh tích vừa tính với kết quả ở hoạt động 2

Hoạt động 4: Thực hiện

a. Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như thế nào? b. Vận dụng tính 4,56 x 25

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Học sinh rút ra được kiến thức nhân một số thập phân với một số tự nhiên dựa trên nhân số tự nhiên, đổi đơn vị đo, thực hiện các gợi ý để từ đó rút ra nội dung bài học.

Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, …

Hoạt động 1:Đặt tính rồi tính 27,867 : 10

Hoạt động 2: Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên trái một chữ số ta được số nào?

b. Hãy so sánh số vừa tìm được ở trên với thương của 27,867:10 vừa tính. c. Dựa vào so sánh trên, em hãy suy nghĩ làm thế nào để tính nhẩm 28,867:10 d. Ta có thể tính nhẩm chia một số thập phân với 10 bằng cách nào?

Hoạt động 3: Thực hiện yêu cầu sau:

a. Em hãy đặt tính và thực hiện phép tính 532,86:100

b. Nhìn vào kết quả vừa tính được, theo em, khi ta chia một số thập phân với 100 ta có thể dịch chuyển dấu phẩy sang phải mấy chữ số? Vì sao?

c. Hãy rút ra quy tắc chia nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, … d. Tính nhẩm

123,3:10=………. 123,3:100 =………. 123,3:1000 =………

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Dựa vào kĩ năng chia

một số thập phân cho một số tự nhiên, sự phát hiện kết quả dựa trên phân tích dấu phẩy, học sinh tự rút ra được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,..

Diện tích hình thang

Hoạt động 1:Thực hiện các yêu cầu sau:

a) Cắt ghép hình:

- Cắt hình thang

- Đặt tên hình thang ABCD, trong đó: AB là đáy bé, CD là đáy lớn. Xác định trung điểm M của BC

- Vẽ đường cao AH của hình thang ABCD, nối A với M.

- Dùng kéo cắt hình thang ABCD thành 2 mảnh theo đường AM.

- Suy nghĩ và xếp 2 mảnh của hình thang thành một tam giác. Đặt tên cho tam giác mới là ADK.

b) So sánh đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình tam

giác ADK.

- Hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK. - Nêu cách tính diện tích tam giác ADK.

- Hãy so sánh độ dài đáy DK của tam giác ADK và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD?

c) Rút ra công thức:

+ AB, CD là gì của hình thang ? + AH là gì của hình thang ?

+ Để tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? + Có lưu ý gì khi tính diện tích hình thang.

Hoạt động 2: Vận dụng tính diện tích hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là 1,2

m; 2,3 m và chiều cao là 2m.

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Học sinh thực hiện các

thao tác cắt, ghép, phân tích hình để thấy được mối quan hệ giữa tam giác và hình thang. Từ đó, học sinh rút ra được công thức tính diện tích hình thang.

Phép trừ số đo thời gian

Hoạt động 1:Điền vào chỗ chấm

* Buổi sáng, em vào học lúc mấy giờ? * Buổi sáng, em tan học lúc mấy giờ?

* Khoảng thời gian từ lúc vào học đến lúc tan học là mấy giờ?

* Muốn biết em đi học ở trường buổi sáng là bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào?

a. Vậy muốn tính một khoảng thời gian diễn ra sự việc ta làm phép tính nào? b. Muốn trừ số đo thời gian ta làm như thế nào?

c. Em hãy nêu cách thực hiện phép tính: 7 giờ 20 phút – 6 giờ 15 phút

d. Em có nhận xét gì về phép tính: 7 giờ 10 phút – 6 giờ 15 phút. Hãy suy nghĩ và thực hiện phép tính.

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và các hoạt động : Học sinh trải

nghiệm qua các tình huống thực tiễn hàng ngày biết lấy thời điểm xuất phát trừ thời điểm đến để tìm ra khoảng thời gian đã diễn ra. Từ đó, tạo lập được kiến thức mới về cách trừ số đo thời gian.

Vận tốc

Hoạt động 1:Giải bài toán sau:

Một xe máy đi trong 3 giờ được 105km. Tính quãng đường xe máy đi được trong 1 giờ.

Hoạt động 2: Đọc nội dung: Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian

gọi là vận tốc và điền vào chỗ chấm:

a. Quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ là…… km Vậy vận tốc của ô tô là ……. km/giờ

b. Quãng đường đi được trong 1 giờ được tính bằng cách lấy ……… Vậy vận tốc của 1 chuyển động được tính bằng cách lấy ……….

Hoạt động 3: Thực hiện yêu cầu:

a. 60 km/giờ nghĩa là: ………. b. Có lưu ý gì về đơn vị đo vận tốc:……….

+ Sự kết nối giữa năng lực tự học và hoạt động: Dựa vào cách tính quãng

đường đi được trong một đơn vị thời gian, hiểu về vận tốc, học sinh tìm được cách tính vận tốc của một vận chuyển động.

a.2. Với những bài Luyện tập, Luyện tập chung, Ôn tập, …

Trong các tiết học này, các em được khuyến khích hệ thống các kiến thức đã học, hệ thống nội dung cần ôn tập bằng sơ đồ tư duy. Thông qua việc vẽ sơ đồ tư duy, học sinh nhắc lại được kiến thức Toán, từ đó tự giác hoàn thành các nội dung ôn tập.

Một phần của tài liệu skkn tiểu học TH21 30ok (Trang 35 - 42)