Sử dụng phiếu phản hồi sau mỗi tiết học

Một phần của tài liệu skkn tiểu học TH21 30ok (Trang 42 - 46)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

b. Sử dụng phiếu phản hồi sau mỗi tiết học

Đặc điểm của học sinh Tiểu học, các em chưa có kĩ năng ghi chép kết hợp với nghe giảng. Các em thường viết khi cô giáo đọc, không có kĩ năng ghi lại những kiến thức bổ ích mà cô giáo truyền thụ.

Vì vậy, sau mỗi tiết học, cần yêu cầu học sinh: nêu lại những gì học được trong bài. Học sinh trả lời đúng sẽ nhận được nhận phiếu khen…

Có thể thiết kế ra phiếu phản hồi sau mỗi giờ học, giúp mọi học sinh hiểu kiến thức đã được học, giải quyết mọi băn khoăn thắc mắc của các em. Nội dung phiếu:

Nội dung học

Biết

Băn khoăn

2.3.4. Hướng dẫn học sinh học sinh tự kiểm tra, đánh giá.

Tự kiểm tra, đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình tự học. Việc học sinh tự kiểm tra, đánh giá chính là khâu quan trọng của tự học và tự hoàn thiện tri thức, góp phần kiểm soát hiệu quả của quá trình tự học.

Hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của học sinh bao gồm các công việc: - Học sinh biết tự tái hiện những kiến thức Toán học đã học.

- Tóm lược được những kiến thức cơ bản đã học và thấy mối liên hệ giữa chúng.

- Giải quyết được các nhiệm vụ liên quan thông qua các bài tập ứng dụng. Thực tế cho thấy học sinh khá yếu ở khâu tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh kế hoạch học tập. Vì vậy việc thiết kế phiếu Tự đánh giá cho học sinh là giải pháp giúp học sinh tự đánh giá lại các kết quả học tập trong ngày/tuần làm căn cứ điều chỉnh và tự hoàn thiện.

Để hỗ trợ học sinh tiểu học có thể tự kiểm tra đánh giá thường xuyên thì vai trò quan trọng của giáo viên là cung cấp công cụ/phương tiện phù hợp. Từ thực tiễn nghiên cứu, tôi đã đề xuất thử nghiệm hai loại phiếu: Phiếu tự đánh giá kết quả học tập môn toán (theo ngày) phiếu tự đánh giá kết quả học tập môn Toán (theo tuần).

Mẫu phiếu 1: Tự đánh giá kết quả học tập môn Toán (theo ngày)

Em tự đánh giá kết quả học tập môn Toán

Thứ……ngày…..tháng….năm…. Em tự đánh giá Tên :……….. Học sinh lớp :…….

Những kiến thức toán em học được hôm nay là: ………

………

………

Những điều em chưa hiểu là : ………

………

………

Em sẽ nhờ người giảng lại phần: ………

………

Em thấy cần ôn lại những kiến thức và làm lại bài tập: ……….

………

………

Mẫu phiếu 2: Tự đánh giá kết quả học tập môn Toán (theo tuần)

Em tự đánh giá kết quả học tập môn Toán

Tuần………

Em học được

Những nội dung Toán em gặp khó khăn và hướng khắc phục

Cảm xúc của em

Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm

VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY NỘI DUNG TOÁN EM HỌC ĐƯỢC TRONG TUẦN

Tên:… Lớp:………

Ghi lại những nội dung toán em gặp khó khăn? ……… ……….. Em sẽ tự khắc phục như thế nào?

……… ………

Tuần này, em cảm thấy học toán thế nào?

……… ……… Em muốn giáo viên giúp đỡ gì để học tốt hơn? ……… ………

2.4. Một số yêu cầu cần đảm bảo đối với các giải pháp

Thứ nhất: Các giải pháp phải phù hợp với mục tiêu của môn học: Việc

phát triển năng lực tự hoc môn Toán nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực Toán học cho học sinh trên nền tảng các kiến thức và kĩ năng cơ bản như: Số và phép tính, hình học và đo lường, thống kê và xác xuất; cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác giải pháp góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

Thứ hai: Các giải pháp đề ra phù hợp với khả năng của học sinh:

Những giải pháp đề ra phải phù hợp với vùng phát triển gần nhất của từng học sinh để tạo sự hứng thú, kích thích sự tò mò cho các em. Nói cách khác là, giải pháp đề xuất phải căn cứ vào vốn tri thức đã có của học sinh và vốn trải nghiệm thực tế trong môi trường cụ thể ở vùng miền, địa phương.

Thứ ba: Các giải pháp được tiến hành thường xuyên và liên tục: Phát

triển năng lực tự học cho học sinh phải được tiến hành một cách liên tục nhằm tạo thói quen tự học cho học sinh.

Thứ tư: Các giải pháp phải có cơ chế kiểm tra đánh giá và điều chỉnh

kịp thời: Các giải pháp đề ra mà không kiểm tra thì khó có thể biết được tác dụng

và hiệu quả của các giải pháp. Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học của học sinh giúp giáo viên biết được sự thay đổi về năng lực tự học của học sinh. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh hoặc tác động hỗ trợ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu skkn tiểu học TH21 30ok (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)