động kinh doanh của ALS trong thời gian qua, ban lãnh đạo công ty đã đề ra những nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế, thông qua Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS).
- Dần dần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc giao nhận như các bãi làm hàng, trạm thông quan nội địa, kho phân phối hàng lẻ ....
- Song song với việc giữ vững thị trường hiện có cần tăng cường nghiên cứu các biện pháp thích hợp để mở rộng hoạt động dịch vụ giao nhận ra thị trường nước ngoài, nhất là giao nhận đường biển. Thị trường dịch vụ giao nhận ngoại thương sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai nhờ sự tham gia tích cực của Việt nam vào các tổ chức như APEC, WTO... và sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ.
- Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy "lợi thế so sánh" tương đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
- Luôn đặt yêu cầu chất lượng dịch vụ: an toàn cho hàng hoá và thuận lợi cho khách hàng lên hàng đầu.
- Xây dựng chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh hơn, đầu tư kinh phí thoả đáng cho công tác Marketing, tăng cường công tác thông tin quảng cáo, giới thiệu ALS với các bạn hàng trong nước và trên thế giới (trước hết là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các ngành, địa phương không thuộc hệ thống do Bộ Thương mại quản lý).
- Phải có một cơ cấu giá hợp lý, xây dựng giá cước trên nguyên tắc: Thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến mại và chiết khấu thích hợp cho khách hàng.
h) Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành, kịp thời cập nhật thông tin và tình hình giao nhận vận tải trên thế giới.
2.2.2 Giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận kho vận tại Công Ty CổPhần Giao Nhận Kho Vận Hàng Không (ALS) Phần Giao Nhận Kho Vận Hàng Không (ALS)