Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế là dịch vụ nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó chịu tác động của kinh tế (đặc biệt là mậu dịch) thế giới, khu vực và bản thân kinh tế Việt Nam. Mà hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được thực hiện qua dịch vụ vận tải quốc tế. Chính vì vậy, để có thể xác định được phương hướng và mục tiêu hoạt động của mình, ALS cần dựa trên triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam.
a, Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới
Theo báo cáo của cơ quan phân tích chính sách và thông tin kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc: kinh tế thế giới sẽ phát triển 3% một năm cao hơn dự đoán. Dự tính mậu dịch thế giới đối với các mặt hàng chính đầu thế kỷ này mức tăng trung bình là 3,375%/năm.
+ Theo dự đoán, tốc độ phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới tăng mạnh trong những năm sắp tới, biểu hiện thông qua tốc độ tăng tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Năm 2020 gấp 1,68 lần so với năm 2015 - Năm 2015 gấp 2,49 lần so với năm 2010
+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container sẽ tăng nhanh, năm 2020 tăng 1,69 lần so với năm 2015, tăng 3,66 lần so với năm 2010).
b, Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế ở Việt Nam
Năm 2010, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Họ đang có những kế hoạch để khai thác những cơ hội lớn hơn tại thị trường tiềm năng này trong thời gian tới. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra vào giữa năm 2010, Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Uganda, Philippines và Nam Phi có sự phát triển kinh tế ấn tượng nhất trong nhóm các nước đang phát triển. Trong đó, về bảng xếp hạng logistics (LPI), Việt Nam xếp thứ 53 trong tổng số 155 nền kinh tế. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang dần cải thiện một cách toàn diện việc phát triển hệ thống logistics, bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối.
Tại một cuộc hội thảo bàn hướng phát triển cho ngành logistics Việt Nam trong thời kì hội nhập được tổ chức tại TPHCM tháng 12/2010 đại diện Bộ Công Thương cho biết trong số khoảng 900 công ty khai thác các dịch vụ liên quan đến logistics, chỉ có gần 20% doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với các công ty trong nước để khai thác các dịch vụ này. Tuy nhiên, các liên doanh này lại chiếm thị phần khoảng 80%. Đặc biệt, kể từ năm 2014, các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam sẽ được phép mở công ty 100% vốn nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO. Lúc đó thị trường sẽ đông đúc và phát triển hơn.
Theo các công ty logistics, tuy thị trường logistics Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển, nhưng so với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, đây là thị trường có sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, đặc biệt là sản xuất và bán lẻ - những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ngành logistics
Đến năm 2015, Việt Nam sẽ nâng gấp đôi năng lực xếp dỡ hàng hóa so với hiện tại (khoảng 250 triệu tấn/năm) (theo quyết định phê duyệt quy hoạch
Nam chiếm 15-20% GDP (khoảng 12 tỉ đô la Mỹ). Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất của logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí, thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ.
Trong tương lai không xa dịch vụ logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Hơn nữa, sự phát triển của dịch vụ logistics còn tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế.
(Nguồn: Tổng hợp từ trang web của Bộ Công Thương) c, Tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics với trên 17.000 km đường bộ, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển, 20 sân bay và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước.
Việt Nam với đường bờ biển dài từ Bắc đến Nam, nằm ở cửa ngõ Đông Nam á, có vị trí hết sức thuận lợi cho việc phát triển vận tải quốc tế cả đường biển, đường không lẫn đường bộ. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, cảng biển, sân bay cũng như nhiều công trình khác... đó chính là cơ hội lớn cho Việt Nam để phát triển dịch vụ giao nhận kho vận.
Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng đường bộ ở Việt Nam còn yếu kém nên doanh nghiệp chủ yếu khai thác dịch vụ bằng đường hàng không và đường biển. Các trục đường bộ không được thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt các phương thức vận tải. Chẳng hạn, các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xe có tải trọng không quá 30 tấn lưu thông, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế, trọng lượng một container 40 feet đầy hàng đã lên đến 34,5 tấn. Đây cũng là một thách thức đối với việc phát triển dịch vụ giao nhận kho vận ở Việt Nam.