Để tìm ra sự tác động giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu bằng mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp enter. Các biến độc
lập bao gồm chủ nghĩa vật chất với sự thành đạt (success1), mục tiêu trung tâm (object), sự hạnh phúc (happy), phong cách sống bao gồm người chấp nhận rủi ro (risk), người trải nghiệm (experience1), người theo chủ nghĩa truyền thống (tradition), tính vị chủng tiêu dùng. Biến phụ thuộc hành vi mua của người tiêu dùng (Behavior) Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình giải thích được 39% mức độ biến thiên của hành vi mua các sản phẩm giày sản xuất trong nước thông qua các biến: phong cách sống, chủ nghĩa vật chất và vị chủng tiêu dùng. R Square và Adjusted R Square đều có giá trị lớn cho thấy độ phù hợp của mô hình là cao. Kết quả phân tích ANOVA có sig=0.000 có ý nghĩa thống kê. (Phụ lục 2.15)
Bảng 4.18 Kết quả hồi quy các biến
Biến độc lập B (hệ số hồi quy chuẩn hóa) t
Thành công -0.29 -0.413
Mục tiêu trung tâm 0.166* 2.374
Hạnh phúc 0.112 1.722
Người ưu mạo hiểm chấp nhận rủi ro
0.058 0.843
Người thích trải nghiệm mới -0.058 -0.967 Người truyền thống 0.013 0.161 Vị chủng tiêu dùng 0.587* 8.658 Giới tính -0.11 -0.110 Trình độ học vấn -0.276* -2.555 *P< 0.05
Kết quả hồi quy cho thấy:
1. Biến “Sự thành đạt” và “Người thích trải nghiệm mới” có tác động âm đến hành vi mua hàng nội (đúng như giả thuyết đưa ra) tuy nhiên hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.
2. Biến “Mục tiêu trung tâm” và “Vị chủng tiêu dùng” có tác động dương đến hành mua hàng nội lần lượt theo hệ số B là 0.159 và 0.589 (đúng như giả thuyết đưa ra) và hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê.
3. Biến “Sự hạnh phúc”, biến “Người ưa mạo hiểm, chấp nhận rủi ro”, và “Người truyền thống” có tác động dương đến hành vi mua hàng nội, tuy nhiên hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.
4. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong hành vi mua hàng nội