Sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên Thứ nhất, nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 93 - 103)

Nguyên Thứ nhất, nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức

Đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên nhận thấy đạo đức có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của con người. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức tốt, sinh viên mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập, hoàn thiện nhân cách để chuẩn bị cho tương lai của bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông qua các môn học trên lớp như: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua các hoạt động do Đảng ủy, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức gắn với tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho sinh viên như: các cuộc thi, các phong trào thi đua, phong trào tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa… nhận thức của sinh viên Đại học Thái Nguyên về vai trò của đạo đức được nâng lên. Khảo sát 1.501 sinh viên Đại học Thái Nguyên, thì có 82.8% sinh viên trả lời “Đạo đức có vai trò rất quan trọng” đối với con người và đời sống xã hội.

Biểu đồ 3.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức

2,8% 0,4%14,0% 14,0% Rất quan trọng Quan trọng 82,8% Bình thường Không quan trọng

Thứ hai, sinh viên tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cơ bản

- Lòng yêu nước, mục đích, lý tưởng sống và niềm tin chính trị của sinh viên

Yêu nước là một truyền thống văn hoá, đạo đức quý báu của dân tộc Việt Nam. Trải qua quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước. Khi đất nước còn chiến tranh, tinh thần yêu nước của rất nhiều thế hệ sinh viên là gác bút, rời mái trường, cầm súng đi đánh giặc. Khi đất nước hòa bình, phát huy truyền thống ấy, sinh viên Đại học Thái Nguyên có lòng yêu nước nồng nàn và ý thức tự tôn dân tộc, luôn biết ơn những thế hệ đi trước, luôn có tư tưởng cống hiến cho đất nước. Lòng yêu nước và tự hào dân tộc của sinh viên Đại học Thái Nguyên còn biểu hiện ở sự quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, quảng bá hình ảnh dân tộc, đền ơn đáp nghĩa… Khảo sát 1.501 sinh viên Đại học Thái Nguyên, thì có 76.6% trả lời sinh viên hiện nay “có lòng yêu nước và tự hào dân tộc”. Tuy nhiên, trước những biến đổi của xã hội, một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên đã coi nhẹ, phủ nhận vai trò của truyền thống, lịch sử, văn hóa dân tộc. Trong số đó, có sinh viên chưa nắm vững hoặc mơ hồ về những kiến thức cơ bản của lịch sử, văn hóa. Một số sinh viên có thái độ ứng xử không đúng mực, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa nghệ thuật, lãng quên hay thờ ơ với dòng nhạc cách mạng, nhạc dân ca…

Nhìn chung, đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước. Trên cơ sở nhận thức về mục tiêu của Đảng là đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đưa đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, sinh viên Đại học Thái Nguyên luôn quan tâm đến hoạt động của Đảng, tin

vào mục tiêu và đường lối đúng đắn của Đảng. Khảo sát 1.501 sinh viên Đại học Thái Nguyên, thì có 65.8% trả lời sinh viên hiện nay luôn “tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước”. Khi nhận thức được mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nhiều sinh viên Đại học Thái Nguyên ra sức phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đảng, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động hướng dẫn, dìu dắt những sinh viên khác. Trong 1.501 sinh viên được khảo sát có 48 sinh viên là đảng viên (chiếm 3.2%). Bên cạnh đó, vẫn còn một số sinh viên Đại học Thái Nguyên có biểu hiện thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, thờ ơ với các sự kiện của đất nước và thế giới. Một vài sinh viên Đại học Thái Nguyên khi đang học tìm mọi cách vào Đảng không phải vì muốn trở thành người chiến sĩ cộng sản mà coi việc vào Đảng để có cơ hội tiến thân. Vẫn còn 34.2% cho rằng sinh viên hiện nay chưa tin tưởng nhiều vào sự lãnh đạo của Đảng. Sự thiếu hiểu biết đối với những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và thế giới làm cho sinh viên Đại học Thái Nguyên dễ hoang mang dao động trước các luận điểm xuyên tạc của kẻ thù. Thời gian gần đây, một số sinh viên các trường trong Đại học Thái Nguyên đã bị lôi kéo tham gia, tin theo một số đạo không hợp pháp như “Hội thánh Đức chúa trời”, “Pháp luân công”, “Đức phật Hồ Chí Minh”. Khi tham gia các tổ chức này, sinh viên đã bỏ bê việc học hành và lôi kéo các sinh viên khác tham gây ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa học đường, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Mục đích và lý tưởng sống của sinh viên trước kia là phấn đấu học tập vì một đất nước độc lập, nhân dân ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngày nay, mục đích, lý tưởng sống của sinh viên là học tập để góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời, làm giàu cho bản thân và gia đình. Đa số sinh viên Đại học Thái

Nguyên là những người sống có hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, luôn phấn đấu học tập, rèn luyện góp phần xây dựng đất nước. Hoài bão, lý tưởng của sinh viên Đại học Thái Nguyên một phần được thể hiện qua việc xác định mục đích học tập và rèn luyện. Đại đa số sinh viên cho rằng học tập là “để cống hiến nhiều hơn cho xã hội” (chiếm 53%). Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ sinh viên Đại học Thái Nguyên chưa xác định được mục đích, lý tưởng sống. Sự nhận thức chưa đúng về mục đích, lý tưởng sống làm cho một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của tuổi trẻ, có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình, dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

Bảng 3.4. Đặc điểm của sinh viên hiện nay

Giá trị chọn trên phiếu

Đặc điểm Tần suất chọn Tỷ lệ %

Có lòng yêu nước và tự hào dân tộc 1150 76.6

Sống có hoài bão, lý tưởng 847 56.4

Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng 987 65.8 và công cuộc đổi mới đất nước

Nguồn: Tác giả khảo sát

- Sinh viên rèn luyện phẩm chất đạo đức trong học tập và nghiên cứu khoa học

Đối với sinh viên, nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập tốt và rèn luyện tốt, để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả học tập và rèn luyện chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó xác định mục đích học tập là rất quan trọng. Đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên xác định được mục đích học tập đúng đắn. Điều này được thể hiện thông qua kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên Đại học Thái Nguyên trong những năm gần đây.

Đối với hệ thống các trường trong Đại học Thái Nguyên, đa số đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Với đặc trưng của hình thức đào tạo này, ngoài giờ học trên lớp, sinh viên Đại học Thái Nguyên đã dành một khoảng thời gian lớn cho việc tự học. Ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn tự bổ sung những kiến thức cần thiết khác như tin học, ngoại ngữ. Đại học Thái Nguyên còn có một số sinh viên cùng trong khoảng thời gian ở đại học đã học song song hai bằng cử nhân. Nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã vượt lên trở thành những tấm gương về nghị lực sống và thành tích học tập. Song, không ít sinh viên Đại học Thái Nguyên lại có những biểu hiện lệch lạc trong việc lựa chọn ngành nghề theo học. Một số sinh viên không phải xuất phát từ năng lực của bản thân và niềm say mê với công việc mà bị chi phối bởi những lý do hoặc động cơ khác. Các em cho rằng việc lựa chọn vào trường đại học và ngành học là do cha mẹ, người thân lựa chọn. Qua khảo sát có tới 20.7% sinh viên trả lời là học “để làm hài lòng bố mẹ, người thân” và 65.9% số sinh viên được hỏi trả lời là học “vì cuộc sống của bản thân”. Như vậy, có thể thấy, sinh viên Đại học Thái Nguyên quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân, chưa nhận thức đúng về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

Phần lớn sinh viên Đại học Thái Nguyên có ý thức tham gia vào các phong trào thi đua học tập, vươn lên với mục tiêu “rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”. Trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh viên Đại học Thái Nguyên thể hiện thái độ học tập tích cực. Cụ thể: có 67.4% sinh viên cho rằng sinh viên Đại học Thái Nguyên thể hiện “tinh thần đoàn kết trong học tập”; có 65.2% cho rằng sinh viên Đại học Thái Nguyên “có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội”; có 50.4% cho rằng sinh viên Đại học Thái Nguyên “chăm chỉ, miệt mài, say mê” và có 45.2% cho rằng sinh viên Đại học Thái Nguyên “có tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo”. Từ đó, phong trào học tập có bước chuyển biến, số sinh viên có kết quả học tập đạt loại khá, giỏi tăng lên. Cụ thể: năm

học 2011 - 2012 tỉ lệ sinh viên khá, giỏi chiếm 20.8%, đến năm học 2017 - 2018 tăng lên 39.6% (Chi tiết xem tại phụ lục 1).

Bên cạnh học tập, sinh viên Đại học Thái Nguyên còn tham gia nghiên cứu khoa học từ cấp bộ môn, khoa, trường và cấp bộ. Trong thời gian từ năm 2007 - 2018, đã có 8.906 lượt sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học với 6.240 đề tài. Được sự giúp đỡ của thầy cô và tạo điều kiện của nhà trường, chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Thái Nguyên từng bước được nâng lên. Nhiều đề tài trong đó là đề tài cấp bộ, một số đề tài sau khi nghiệm thu được các doanh nghiệp hỗ trợ, chuyển giao công nghệ đưa vào sản xuất. Có được thành tích trên, phần lớn nhờ việc các trường trong Đại học Thái Nguyên thành lập các câu lạc bộ học tập, nghiên cứu khoa học. Số lượng các câu lạc bộ ngày càng tăng lên thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Năm học 2012 - 2013 có 29 câu lạc bộ với 2.487 sinh viên tham gia, thì năm học 2016 - 2018 có 32 câu lạc bộ với 3.578 sinh viên tham gia (tăng 43% số sinh viên tham gia) (Chi tiết xem tại phụ lục 2).

Sinh viên Đại học Thái Nguyên còn rèn luyện bản thân qua việc thực hiện nề nếp, nội quy của nhà trường, ý thức chấp hành pháp luật. Điều đó được thể hiện qua việc xếp loại rèn luyện sinh viên hàng năm của Đại học Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, tỉ lệ sinh viên có điểm rèn luyện xuất sắc tăng lên từ 4,5% năm học 2011 - 2012 lên 13.4% năm học 2017 - 2018; tỉ lệ đạt loại tốt từ 28.6% năm học 2011 - 2012 lên 45.1% năm học 2017 - 2018 (Chi tiết xem tại phụ lục 1).

Từ việc xác định được mục đích học tập, sự quyết tâm của sinh viên và sự quan tâm của nhà trường, hàng năm, Đại học Thái Nguyên đã trao học bổng khuyến khích cho sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện. Năm học 2011 - 2012 trao 6.583 xuất học bổng đến năm học 2015 - 2016 tăng lên 7.583 xuất học bổng.

Biểu đồ 3.2. Học bổng của sinh viên Đại học Thái Nguyên 8000 7000 6000 5000 4000 7583 6583 6364 3000 6183 6252 2000 1000 0 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thống kê sinh viên Đại học Thái Nguyên [27 - 32] Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ sinh viên Đại học Thái Nguyên còn thụ động, lười biếng (26.7%); học theo cảm hứng (28.8%); học đối phó (21.6%)… nên kết quả học tập và rèn luyện còn thấp, thậm chí yếu, kém. Tỉ lệ sinh viên xếp loại học tập yếu, kém không nhỏ, chiếm khoảng 30% mỗi năm (Năm học 2017 - 2018, Đại học Thái Nguyên có tới 30.2% sinh viên xếp loại học tập yếu, kém) (xem chi tiết phụ lục 1). Đây là thực trạng đáng lo ngại. Ngoài ra, những hiện tượng như đi sớm, về muộn, nghỉ học không lý do, trốn học, làm việc riêng trong giờ học… cũng khá phổ biến trong sinh viên Đại học Thái Nguyên. Sinh viên không dành nhiều thời gian cho việc tự học. Hiện tượng vi phạm nội quy, quy định khá phổ biến trong sinh viên như: xin điểm, quay cóp, học hộ, thi hộ, điểm danh hộ, ngủ trong giờ, không chuẩn bị bài làm bài tập được giao, sử dụng điện thoại trong giờ học… Theo số liệu khảo sát, có 22% sinh viên cho rằng mức độ vi phạm nội quy, quy định nhà trường là rất phổ biến, 21% là phổ biến, 53.7% là đôi khi và chỉ có 3.3% cho rằng không có tình trạng trên. Mặc dù kết quả rèn luyện xuất sắc, tốt có thay đổi theo hướng tích cực, song tỉ lệ sinh viên xếp loại yếu, kém cũng khá cao từ 3% - 7% mỗi năm (xem chi tiết phụ lục 1).

Hàng năm, các trường trong Đại học Thái Nguyên đã có nhiều hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ, buộc thôi học đối với những sinh viên vi phạm quy định về học tập và rèn luyện. Năm học 2017 - 2018, Đại học Thái Nguyên tiến hành kỷ luật đối với 1.931 sinh viên vi phạm về học tập, sinh hoạt đạo đức, tệ nạn xã hội và vi phạm khác [34, tr.41].

- Sinh viên rèn luyện đạo đức qua lối sống, sinh hoạt

Trước đây, giáo viên là nhân vật trung tâm trong các buổi học, hiện nay, với chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, vị trí trung tâm đã chuyển sang người học. Sinh viên có thể chọn giáo viên, chọn môn học cho phù hợp, hiệu quả. Sinh viên Đại học Thái Nguyên phần lớn vẫn gìn giữ và phát huy được truyền thống “tôn sư trọng đạo”, luôn thể hiện sự kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Giữa sinh viên với giáo viên sự giao tiếp mang tính chủ động, tích cực và dân chủ hơn. Đó là tín hiệu tích cực trong đạo đức sinh viên Đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, còn có một số sinh viên có những biểu hiện như cư xử không đúng mực, thiếu tôn trọng, thậm chí coi thường, nói xấu các thầy cô, hoạt động tri ân thầy, cô nhân ngày truyền thống, ngày lễ ít được sinh viên quan tâm. Điều đó đi ngược với truyền thống đạo đức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. Khảo sát 1.501 sinh viên Đại học Thái Nguyên, thì có 65.8% trả lời là sinh viên hiện nay có thái độ “kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo”; có 18.4% trả lời thái độ của sinh viên đối với thầy, cô giáo là “cư xử không đúng mực”; 13.4% sinh viên trả lời thái độ là “thiếu tôn trọng” và 2.4% sinh viên trả lời thái độ là “coi thường”.

Trong những năm qua, để tạo điều kiện cho sinh viên học tập, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng hệ thống kí túc xá đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho sinh

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w