Nguyên nhân dẫn tới việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên còn tồn tại những hạn chế là do:
Một là, Đại học Thái Nguyên chưa chú trọng đúng mức tới công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Các hoạt động triển khai mang tính chất chung chung, không gắn cụ thể với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo, lãnh đạo chưa sát sao. Đồng thời, các tổ chức, đoàn thể, các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau, sự phối hợp với gia
đình và xã hội còn chưa chặt chẽ trong hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết của các tổ chức trong Đại học Thái Nguyên đối với hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên mang tính hình thức, không thường xuyên, có nhiều hoạt động tổ chức nhưng không có tổng kết, đánh giá. Khảo sát 1.501 sinh viên, có 43.8% sinh viên trả lời nguyên nhân việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường chưa hiệu quả là do các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường chưa thực sự quan tâm.
Hai là, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên còn mang tính chung chung, thiếu đồng bộ. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên chủ yếu thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung cần truyền tải và thời lượng học tập, hình thức, phương pháp giảng dạy chưa thu hút được sinh viên. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường chưa thiết thực, sức lan tỏa chưa cao, nặng về khẩu hiệu, tuyên truyền, thiếu các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho sinh viên để gắn học với hành, lý luận với thực tiễn. Do đó, các hoạt động này chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia. Thầy cô giáo chưa phát huy vai trò của mình trong việc định hướng nhân cách, chưa trở thành tấm gương đạo đức cho sinh viên noi theo. Khảo sát 1.501 sinh viên, có 54% sinh viên trả lời nguyên nhân việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường chưa hiệu quả là do hình thức và nội dung giáo dục chưa đa dạng, phong phú.
Ba là, sự tác động của toàn cầu hóa và mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường làm cho xã hội nước ta có nhiều biến đổi: lối sống thực dụng chạy theo vòng xoáy của đồng tiền, danh lợi, tệ nạn tham nhũng, lãng phí, bạo lực, tội phạm… Những mặt trái đó đã tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động của sinh viên. Khảo sát 1.501 sinh viên, có 25.1% sinh viên trả lời nguyên nhân việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường chưa hiệu quả là do ảnh hưởng từ những yếu tố tiêu cực ngoài xã hội.
Bốn là, sự thiếu ý thức trong tu dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên, dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận sinh viên. Sự suy thoái về đạo đức của sinh viên là do: Nhà trường chưa quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên (Khảo sát có 15.5% sinh viên và 26.7% giáo viên đồng ý với nhận định này), Đoàn thanh niên, Hội sinh viên chưa phát huy được vai trò đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên (Khảo sát có 19.7% sinh viên và 39% giáo viên đồng ý với nhận định này), thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên (Khảo sát có 49% sinh viên và 70.5% giáo viên đồng ý với nhận định này), các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” thông qua sách báo, phim ảnh phản động, bạo lực, đồi trụy, hướng sinh viên theo các giá trị ngoại lai vốn xa lạ với truyền thống dân tộc, thực trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cũng ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ trong đó có sinh viên.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 1.501 sinh viên với câu hỏi “Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong trường bạn hiện nay đã hiệu quả hay chưa?”, thì có 49.3% sinh viên trả lời là “hiệu quả ít”.
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên
5040 40 30 20 10 0
Rất hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả ít Không hiệu
quả